tailieunhanh - Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lý lớp 10 - Mã đề 6

Cùng tham khảo Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lý lớp 10 - Mã đề 6 sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ 6 MÔN: VẬT LÝ 10 Thời gian: 45phút I. LÝ THUYẾT : Câu 1: Chuyển động cơ là gì? Hệ qui chiếu gồm có gì ? (1đ) Câu 2: Định nghĩa và nêu các đặc điểm của sự rơi tự do? (1,5đ) Câu 3: Phát biểu định luật Húc và viết hệ thức của định luật này (nêu rõ đơn vị) (1,5đ) Câu 4: Nêu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song? (1đ) II. BÀI TẬP: Câu 1: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8m/s2. Vận tốc v của vật khi chạm đất là bao nhiêu ? (1đ) Câu 2: Một vật có khối lượng m = 2 kg được truyền một lực F không đổi thì sau 2s vật này tăng vận tốc từ 2,5m/s đến 7,5m/s. Hỏi độ lớn lực F bằng bao nhiêu?() Câu 3: Một lò xo có khối lượng không đáng kể có chiều dài tự nhiên 12cm, có độ cứng K= 100 N/m. Treo lò xo thẳng đứng và móc vào đầu dưới lò xo một vật có khối lượng m =200 g. Hỏi khi ấy lò xo có chiều dài bao nhiêu? (Lấy g = 10m/s2) () Câu 4: Cho thanh AB đồng chất có trọng lượng không đáng kể, biết AB = 1,5m, đầu B treo một vật có trọng lượng P2= 50N, điểm treo của thanh cách B là OB = 0,3m. Hỏi ở đầu A phải treo một vật có trọng lượng P1 bằng bao nhiêu để thanh thăng bằng? (1đ) . - HẾT - Page 1 Đáp án Câu hỏi Nội dung kiến thức Điểm Câu 1 -Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. -Một vật làm mốc. Một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc. - Một mốc thời gian và đồng hồ. Câu 2 -Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực. đứng. - Phương thẳng - Chiều từ trên xuống. - Là chuyển động thẳng nhanh dần đều. - Công thức tính vận tốc rơi: v = 1 2 Câu 3 - Công thức tính quảng đường đi: s = gt 2 Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. Fđh= k Δl Với Fđh : lực đàn hồi của lò xo (N) K: độ cứng (N/m) Δl = l l0 : độ biến dạng .