tailieunhanh - Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ N/P và độ mặn đến sự phát triển của vi khuẩn lam (cyanobacteria)

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ N/P đến sự phát triển của vi khuẩn lam (VKL) ở các độ mặn khác nhau được thực hiện nhằm xác định các yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới VKL và ảnh hưởng của tỷ lệ N/P đến sự phát triển của VKL ở các độ mặn khác nhau trong điều kiện thí nghiệm. | Khoa học Nông nghiệp Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ N/P và độ mặn đến sự phát triển của vi khuẩn lam (cyanobacteria) Nguyễn Quang Dương Nguyên, Nguyễn Phú Hòa* Trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh Ngày nhận bài 15/6/2017; ngày chuyển phản biện 19/6/2017; ngày nhận phản biện 24/8/2017; ngày chấp nhận đăng 31/8/2017 Tóm tắt: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ N/P đến sự phát triển của vi khuẩn lam (VKL) ở các độ mặn khác nhau được thực hiện nhằm xác định các yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới VKL và ảnh hưởng của tỷ lệ N/P đến sự phát triển của VKL ở các độ mặn khác nhau trong điều kiện thí nghiệm. Ba loài Anabaena sp., Lyngbya sp. và Microcystis sp. chiếm ưu thế được phân lập từ các ao nuôi tôm được nuôi trong môi trường có các độ mặn khác nhau (0; 5; 10; 15 và 20 ppt) và các tỷ lệ N/P khác nhau (2/1; 4/1; 6/1; 8/1). Trong điều kiện thí nghiệm, loài Anabaena sp. phát triển tốt ở các độ mặn từ 5 ppt đến 15 ppt và phát triển tốt nhất ở độ mặn 10 ppt. Loài Lyngbya sp. phát triển rất mạnh trong tất cả các nhóm độ mặn, tốt nhất ở độ mặn 10 ppt. Loài Microcystis sp. phát triển tốt ở độ mặn từ 0 ppt đến 10 ppt, tốt nhất ở độ mặn 5 ppt. Loài Anabaena sp. phát triển tốt nhất ở tỷ lệ N/P = 8/1 và độ mặn 10 ppt, phát triển kém ở tỷ lệ N/P = 2/1 đến 4/1 ở độ mặn 0 ppt. Loài Lyngbya sp. phát triển tốt nhất ở tỷ lệ N/P = 8/1 và độ mặn 10 ppt, phát triển kém ở tỷ lệ N/P = 2/1 đến 4/1 ở độ mặn 20 ppt. Loài Mycrocystis sp. phát triển tốt nhất ở tỷ lệ N/P = 8/1 và độ mặn 5 ppt, phát triển kém ở tỷ lệ N/P = 2/1 đến 4/1 ở độ mặn 20 ppt. Từ khóa: Anabaena sp., độ mặn, Lyngbya sp., Microcystis sp., tỷ lệ N/P, VKL. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Tảo được coi là có lợi cho tôm nuôi bởi chúng giúp duy trì các điều kiện môi trường thích hợp, vừa là nguồn cung cấp oxy hòa tan vừa hấp thụ ammonia [1], nhưng khi chúng phát triển quá mức sẽ gây nên sự ô nhiễm cho ao nuôi. Hậu quả của sự ô nhiễm là việc tiêu thụ oxy trong nước và ngăn cản ánh sáng xuyên qua các tầng nước thấp hơn của một lượng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.