tailieunhanh - Bài giảng Xử lý thống kê với phần mềm SPSS - Bài 5: Phân tích hồi quy

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Phân tích hồi quy, hồi quy tuyến tính đơn, hồi quy bội tuyến tính,. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. chi tiết nội dung tài liệu. | Bài 5 PHÂN TÍCH HỒI QUY I- NỘI DUNG Khi nghiên cứu một tổng thể có thể theo dõi đồng thời nhiều biến. Trong chương này chỉ xem xét các biến định lượng, thí dụ trọng lượng và chiều dài trứng gà; trọng lượng, chiều cao, vòng ngực của thanh niên; chiều dài, cân nặng, trọng lượng buồng trứng của cá, chiều cao cây, đường kính bắp, trọng lượng chất khô, năng suất ngô . . Thường chia các biến ra thành 3 nhóm : Biến mà chúng ta chủ động cho thay đổi để theo dõi ảnh hưởng của chúng đến các biến khác. Đó là lượng phân bón, lượng thuốc sử dụng, lượng thức ăn bổ sung, mật độ cấy, số ngày tính từ một thời điểm nào đó ( từ khi ngừng phun thuốc, từ khi bắt đầu thu hoạch, từ khi bắt đầu bảo quản . . .). Gọi các biến này là biến chủ động. Biến liên quan đến ngoại cảnh, nhìn chung loại biến này vượt khỏi tầm kiểm tra và chúng ta chỉ ghi lại một cách thụ động, tuy nhiên phải lưu tâm vì chúng ảnh hưởng đến kết quả nghiên cúư như: lưọng bức xạ, lượng mưa, số giờ nắng, độ ẩm . . . Gọi các biến này là biến kèm theo hay biến liên quan. Các biến chúng ta quan tâm, chúng là đối tượng theo dõi, là mục đích nghiên cứu và thường là kết quả của thí nghiệm như năng suất, lượng chất khô, trọng lượng 1000 hạt, lượng tăng trọng hàng tháng, sản lượng sữa, hàm lượng vitamin . Gọi các biến này là biến kết quả. Sau khi thu được số liệu về các biến người ta muốn thiết lập các mối quan hệ giữa các biến. Các quan hệ này dựa trên số liệu thu được qua theo dõi, qua thí nghiệm nên có tính chất thực nghiệm( Empirical). Nó giúp tìm hiểu quan hệ thực sự có tính quy luật giữa các biến chứ không chứng minh cho quy luật đó. Có 2 bài toán liên quan chặt chẽ với nhau a- Xác định các hệ số đánh giá mối quan hệ giữa 2 biến X, Y (thí dụ hệ số tương quan, tỷ số tương quan . . .) hay tổng quát hơn đánh giá mối quan hệ giữa một biến Z và một bộ k biến X1, X2, . . ., Xk (thí dụ hệ số tương quan bội, hệ số tương quan riêng . . .). b-Theo dõi biến kết quả Z và một bộ k biến X1, X2, . . . ,Xk tìm hàm f(X1, X2, . .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN