tailieunhanh - Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu phục hồi kết cấu bê tông cốt thép nhiễm clorua bằng phương pháp ECE và EICI

Đề tài luận án với mục tiêu là nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật điện hoá mới trên thế giới để bảo vệ và phục hồi BTCT làm việc trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Góp phần kiểm soát, phục hồi và hạn chế các hư hỏng gây bởi quá trình ăn mòn của cốt thép bên trong bê tông. | Theo hướng này, tôi đề xuất sử dụng vữa xi măng nano. Lớp vữa xi măng nano có tác dụng ngăn cản sự thâm nhập trở lại của ion clorua từ môi trường bên ngoài vào kết cấu sau khi xử lý. Đồng thời có tác dụng như chất (vữa) trám bịt chất lượng cao, cho phần bê tông bị hỏng hay bong tróc trong quá trình sử dụng. Sản phẩm vữa xi măng nano là kết quả nghiên cứu phụ bổ sung của luận án. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy sự có mặt của các hạt nano (1% khối lượng xi măng) đã làm tăng mạnh cường độ chịu nén của vữa xi măng và làm giảm mạnh hệ số khuếch tán của clorua trong vữa xi măng. Vai trò của hạt nano trong việc làm giảm hệ số khuếch tán của ion clorua trong vữa xi măng gồm: (i) Trước tiên, hạt nano đóng vai trò như các phụ gia điền kẽ kích thước rất nhỏ để tạo nên cấu trúc vữa chặt xít; (ii) Sau đó hạt nano có thể đóng vai trò như các mầm hình thành sự phát triển các sản phẩm thủy hóa xi măng; (iii) Ngoài ra, hạt nano có khả năng thúc đẩy sự hình thành cấu trúc C-S-H có mật độ cao thông qua kết mảng song song. Sử dụng các hạt nano-SiO

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN