tailieunhanh - Nghiên cứu chế tạo các vật liệu hiện đại tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về chế tạo một số vật liệu mới trong gần mười năm trở lại đây tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Các vật liệu được nghiên cứu chế tạo là các vật liệu nano quang tử và quang học, bao gồm các chấm lượng tử bán dẫn và tinh thể photonic (tinh thể quang tử). | Chu Việt Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 169 - 174 NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CÁC VẬT LIỆU HIỆN ĐẠI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Chu Việt Hà*, Đỗ Thùy Chi, Vũ Thị Kim Liên Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về chế tạo một số vật liệu mới trong gần mười năm trở lại đây tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Các vật liệu được nghiên cứu chế tạo là các vật liệu nano quang tử và quang học, bao gồm các chấm lượng tử bán dẫn và tinh thể photonic (tinh thể quang tử). Các chấm lượng tử được nghiên cứu chế tạo chủ yếu dựa trên các chất bán dẫn CdS và CdSe với phổ huỳnh quang trải rộng trong vùng nhìn thấ y tùy thuộc vào kích thước chấm. Các chấm lượng tử chế tạo được có hiệu suất lượng tử tương đối cao và độ bền quang tốt, phù hợp cho ứng dụng đánh dấu sinh học. Tinh thể photonic được chế tạo trên cơ sở các hạt nano cầu SiO2 với các màu phản xạ có thể điều khiển được trong vùng khả kiến tùy thuộc vào kích thước của các hạt cầu SiO2. Phương pháp chế tạo chủ yếu được sử dụng là phương pháp hóa ướt phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm. Từ khóa: Vật liệu nano quang tử, chấm lượng tử, CdS, CdSe, photonic, hạt cầu SiO2. GIỚI THIỆU* Trong vài thập niên gần đây, việc chế tạo và nghiên cứu các vật liệu nano mới và các vật liệu quang tử đang trở thành các mũi nhọn trong nghiên cứu và phát triển khoa học tại nhiều nước trên thế giới. Công nghệ nano đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trên thế giới do khả năng ứng dụng đầy triển vọng của vật liệu nano vào khoa học và đời sống. So với chất màu hữu cơ truyền thống và các protein phát quang tự nhiên, các chấm lượng tử bán dẫn có đặc tính quang học và điện tử độc đáo: có thể điều khiển ánh sáng phát xạ nhờ thay đổi kích thước, phổ phát xạ hẹp và đối xứng, độ chói cao, thời gian sống phát quang dài và điểm đặc biệt nhất là độ bền quang cao (gấp vài trăm lần so với chất màu hữu cơ), ít bị tẩy quang, và quang phổ hấp .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN