tailieunhanh - Khảo sát chất lượng bề mặt khuôn dập cò mổ động cơ RV125 được gia công bằng phương pháp xung điện

Bài báo này trình bày khảo sát về chất lượng của lớp bề mặt khuôn dập cò mổ động cơ RV125 được làm bằng thép SKD61 sau gia công EDM với điện cực Cu và dung dịch điện môi là dầu qua các thông số: trị số nhấp nhô, độ cứng tế vi, cấu trúc tế vi và sự thay đổi thành phần hóa học của lớp bề mặt. | Bành Tiến Long và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 157 - 162 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT KHUÔN DẬP CÒ MỔ ĐỘNG CƠ RV125 ĐƯỢC GIA CÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP XUNG ĐIỆN Bành Tiến Long1, Ngô Cường2, Nguyễn Hữu Phấn2,* 2 1 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Gia công bằng tia lửa điện (EDM) là phương pháp được sử dụng phổ biến để gia công các bề mặt có hình dạng phức tạp hoặc các loại vật liệu dẫn điện có độ cứng, độ bền rất cao. Do phương pháp này sử dụng năng lượng nhiệt rất cao được tạo ra bởi các tia lửa điện để bóc tách vật liệu nên topography và cấu trúc của lớp bề mặt sau gia công bằng EDM khác với khi được tạo ra bằng các phương pháp gia công truyền thống. Bài báo này trình bày khảo sát về chất lượng của lớp bề mặt khuôn dập cò mổ động cơ RV125 được làm bằng thép SKD61 sau gia công EDM với điện cực Cu và dung dịch điện môi là dầu qua các thông số: trị số nhấp nhô, độ cứng tế vi, cấu trúc tế vi và sự thay đổi thành phần hóa học của lớp bề mặt. Từ khóa: EDM, nhấp nhô bề mặt, độ cứng tế vi lớp bề mặt, cấu trúc tế vi lớp kim loại bề mặt, thành phần hóa học của lớp bề mặt. ĐẶT VẤN ĐỀ* Gia công bằng tia lửa điện (EDM) là phương pháp gia công không truyền thống được ứng dụng rộng rãi nhất trong ngành gia công khuôn mẫu [1]. Phương pháp này sử dụng nguồn năng lượng nhiệt cao của các tia lửa điện xuất hiện trong khe hở giữa phôi và dụng cụ (điện cực) để làm nóng chảy và bay hơi vật liệu cần gia công [4]. Ưu điểm nổi bật của phương pháp là gia công được các chi tiết làm bằng các vật liệu dẫn điện với độ bền, độ cứng bất kỳ và có hình dạng bề mặt rất phức tạp như: khuôn rèn, khuôn dập, các chi tiết trong ngành hàng không, các chi tiết chịu tải trọng lớn và nhiệt độ cao [3]. Các vấn đề như: rung động, ứng suất cơ học, tiếng ồn cũng không xuất hiện trong suốt quá trình gia công do không có sự tiếp xúc giữa phôi và dụng cụ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm như: chất lượng bề mặt gia công

TỪ KHÓA LIÊN QUAN