tailieunhanh - Bài giảng Nhiệt động lực học: Chương 2

Nội dung chương 2 trình bày đến người học những vấn đề liên quan đến "Nguyên lý I nhiệt động lực học", cụ thể như: Nhiệt động lực học, nội năng hệ nhiệt động – Công và nhiệt, nội dung, ý nghĩa, hệ quả nguyên lý 1, các quá trình cân bằng của khí lý tưởng. | NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 1. Nhiệt động lực học 2. Nội năng hệ nhiệt động – Công và nhiệt 3. Nội dung, ý nghĩa, hệ quả nguyên lý 1 4. Các quá trình cân bằng của khí lý tưởng 1 1. NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Khái niệm Nhiệt động lực học (NĐLH): Xuất phát từ ngôn ngữ Hy Lạp therme (nhiệt) và dynamis (sức mạnh), mô tả những cách thức nhằm biến đổi nhiệt thành năng lượng. Trên phương diện lịch sử, NĐLH được phát triển do nhu cầu tăng hiệu suất của các động cơ hơi nước (thế kỷ 17-18). NĐLH: Khoa học về năng lượng, đặc trưng bởi các nguyên lý (định luật) về nhiệt động lực thể hiện sự trao đổi năng lượng giữa các hệ vật lý dưới dạng công và nhiệt. NĐLH nghiên cứu về sự biến đổi năng lượng thành công và nhiệt trong mối liên hệ với các đại lượng vĩ mô là nhiệt độ, thể tích và áp suất trên cơ sở xem xét CĐ của tập hợp các hạt bằng vật lý thống kê. Ngày nay, NĐLH bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu về năng lượng, chuyển đổi năng lượng, phát điện, quá trính làm lạnh và các mối quan hệ về tính chất nhiệt của vật chất. 2 1. NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Cà phê nóng Bộ thu nhận NL mặt trời Nhiệt độ môi trường Nhiệt Phòng tắm Nước nóng Bình chứa nước nóng Nước lạnh Trao đổi nhiệt Bơm 3 2. NỘI NĂNG HỆ NHIỆT ĐỘNG Hệ nhiệt động Hệ vật lý bao gồm một số lớn các hạt (nguyên tử, phân tử) luôn có CĐ nhiệt hỗn loạn và trao đổi NL cho nhau. Có thể là khối khí, chất rắn, chất lỏng. Các vật bên ngoài hệ đang xét gọi là môi trường bên ngoài (xung quanh). Hệ cô lập: Nhiệt: Hệ không trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài Cơ: Hệ không trao đổi công với môi trường bên ngoài Hệ không cô lập: Hệ có tương tác hay trao đổi công hoặc nhiệt với môi trường bên ngoài 4 2. NỘI NĂNG HỆ NHIỆT ĐỘNG Năng lượng Vật chất luôn vận động năng lượng là đại lượng đặc trưng mức độ vận động của vật chất. Mỗi trạng thái tương ứng dạng vận động xác định có năng lượng xác định. Trạng thái thay đổi năng lượng thay đổi. Biến thiên năng lượng của hệ trong quá trình biến đổi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.