tailieunhanh - CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: NHẬN DIỆN VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Để làm rõ vấn đề thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và phân tích bốn thời kỳ thực hiện vấn đề này ở Việt Nam, từ trước Cách mạng tháng Tám đến nay. Đó là: 1) Thời kỳ mất công bằng toàn diện trước Cách mạng tháng Tám năm 1945; 2) Thời kỳ cống hiến trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; 3) Thời kỳ phân phối bình quân trên cơ sở tập thể hoá và quốc doanh hoá; 4) Thời kỳ đổi mới theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa | Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tạo nên những chuẩn mực mới để thực hiện công bằng xã hội. Các chuẩn mực này bắt nguồn từ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” truyền thống. Trước hết là việc phân phối theo lao động phải gắn với lòng yêu Tổ quốc. Những người buôn gian, bán lậu, trốn tránh nghĩa vụ lao động không thể hưởng thụ như những người đã từng cống hiến sức người, sức của cho Tổ quốc. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, nhiều triều đại đã từng gắn công bằng xã hội với sự cống hiến cho Tổ quốc. Vào mùa xuân năm 1429, sau khi nhân dân Việt Nam chiến thắng quân Minh, Vua Lê Thái Tổ đã viết rằng: Hiện nay, “người đi đánh giặc thì nghèo, kẻ rong chơi thì giàu, người đi chiến đấu thì không có một thước, một tất đất mà ở, còn những kẻ du thủ, du thực không có ích gì cho nước thì lại có quá thừa ruộng đất, hoặc đi làm nghề trộm cướp. Thành ra không có ai chịu hết lòng với nước chỉ ham nghĩ phú quý mà thôi. Các đại thần cần bàn định số ruộng cấp cho quan lại, quân nhân và dân chúng, trong từ đại thần trở xuống, dưới đến người già yếu, mồ côi, góa chồng, đàn ông, đàn bà trở lên, loại nào được cấp bao nhiêu thì tâu”(1).

TỪ KHÓA LIÊN QUAN