tailieunhanh - Nghiên cứu quan điểm chính trị, mâu thuẫn, bối cảnh của Mạc Thiên Tứ và Phraya taksin

Sự uyên bác của tác giả và dịch giả đã làm nên một bài khảo cứu rất có giá trị cho những ai quan tâm tìm hiểu vai trò của di dân người Hoa và hậu duệ của họ ở vùng Đông Nam Á cách đây hơn 200 năm. Để bạn đọc tiện theo dõi, các chú thích trong bài được đánh số liền mạch từ nhỏ đến lớn, ngoài các chú trong nguyên tác của Giáo sư Trần. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (146) . 2018 128 NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ, MÂU THUẪN, BỐI CẢNH CỦA MẠC THIÊN TỨ VÀ PHRAYA TAKSIN Nguyên tác: Trần Kinh Hòa Người dịch: Nguyễn Duy Chính* Lời Tòa soạn: Giáo sư Trần Kinh Hòa (Chen Ching-ho) là nhà Đông phương học nổi tiếng người Đài Loan, nhưng cuộc đời và sự nghiệp khoa học của ông có nhiều gắn bó mật thiết với Việt Nam. Công trình khảo cứu dưới đây được dịch giả Nguyễn Duy Chính chuyển ngữ từ bài viết “Mac Thien Tu and Phraya Taksin: A survey on their political stand, conflicts and background” của Giáo sư Trần trình bày tại Hội nghị thường niên lần thứ 7 của Hiệp hội các nhà Sử học châu Á (IAHA Conference, Bangkok, August 22-26, 1977) và được đăng tải trong Proceedings, Seventh IAHA conference, Vol. II, pp. 1535-1575, Bangkok, 1979. Sự uyên bác của tác giả và dịch giả đã làm nên một bài khảo cứu rất có giá trị cho những ai quan tâm tìm hiểu vai trò của di dân người Hoa và hậu duệ của họ ở vùng Đông Nam Á cách đây hơn 200 năm. Để bạn đọc tiện theo dõi, các chú thích trong bài được đánh số liền mạch từ nhỏ đến lớn, ngoài các chú trong nguyên tác của Giáo sư Trần, phần chú thêm của người dịch có ghi ở đầu dòng là: Chú: và in nghiêng. Tên của các đề mục do Ban biên tập đặt. NC&PT. Sự hình thành các thế lực chính trị của người Hoa ở Đông Nam Á Trong khoảng 100 năm giao thời giữa hai triều đại Minh (1368-1643) và Thanh (1644-1911) chứng kiến một cuộc di dân của người Hoa ở phía Nam [Trung Hoa] xuống các nước Việt Nam, Cambodia (Chân Lạp), Xiêm, Mã Lai và Borneo (Indonesia). Cuộc di cư của nạn dân Trung Hoa xuống vùng “Nam Dương” (South Seas)(1) không phải là một hiện tượng hiếm hoi mà đã xảy ra từ thời Tần - Hán. Nhiều cuộc di chuyển đã xảy ra mỗi khi có thay đổi triều đại hay bất ổn chính trị khiến các khu vực duyên hải Nam Trung Hoa bị tàn phá. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, những nhóm Hoa kiều liên tục di chuyển xuống, trợ giúp vua chúa địa phương khai khẩn các vùng đất hoang, phục vụ họ như .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN