tailieunhanh - Phép so sánh trong tiểu thuyết của John Steinbeck

Bài viết này, chúng tôi trình bày việc tìm hiểu một khía cạnh: phép so sánh như một phương tiện ngôn ngữ đặc trưng của Steinbeck trong nghệ thuật tổ chức lời văn – một trong những phương diện quan trọng nhất của nghệ thuật tự sự. Phép so sánh đóng vai trò quan trọng, giúp lời văn của Steinbeck có tính tạo hình cao, gợi nên những rung cảm thẩm mĩ mạnh mẽ. Phương tiện này đƣợc Steinbeck vận dụng hết sức linh hoạt ở mọi phương diện, từ nội dung cho đến cấu trúc. | Hoàng Thị Thập Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 9 - 13 PHÉP SO SÁNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA JOHN STEINBECK Hoàng Thị Thập* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Steinbeck là một nhà văn nổi tiếng thế kỷ XX. Ông đƣợc đánh giá thành công nhất ở thể loại tiểu thuyết. Bài viết này, chúng tôi trình bày việc tìm hiểu một khía cạnh: phép so sánh nhƣ một phƣơng tiện ngôn ngữ đặc trƣng của Steinbeck trong nghệ thuật tổ chức lời văn – một trong những phƣơng diện quan trọng nhất của nghệ thuật tự sự. Phép so sánh đóng vai trò quan trọng, giúp lời văn của Steinbeck có tính tạo hình cao, gợi nên những rung cảm thẩm mĩ mạnh mẽ. Phƣơng tiện này đƣợc Steinbeck vận dụng hết sức linh hoạt ở mọi phƣơng diện, từ nội dung cho đến cấu trúc. Nó không chỉ là phƣơng tiện mà còn là nội dung góp phần tạo nên giá trị cho tác phẩm của Steinbeck. Từ khóa: Steinbeck, phép so sánh, tiểu thuyết, tự sự, cấu trúc Sáng tác ở nhiều thể loại, nhƣng nhà văn Mỹ John Steinbeck (1902 -1968, Nobel năm 1962) đƣợc đánh giá thành công nhất ở thể loại tiểu thuyết. Với ba tác phẩm viết trong khoảng 1936 -1939, Steinbeck đã trở thành “một trong những người làm nên Thời đại tiểu thuyết Mỹ”[1]. Từ đó đến nay, tiểu thuyết của ông vẫn không ngừng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu. Năm 2012, nhà nghiên cứu Susan Shillinglaw đặt câu hỏi nhƣ phản đề để khẳng định tính chất động và phức điệu của tiểu thuyết Steinbeck: “Tại sao chúng ta vẫn nghiên cứu tiểu thuyết Steinbeck, những tác phẩm hầu nhƣ chỉ nói về các sự kiện của một thời?”[2]. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của tiểu thuyết Steinbeck nằm ở khả năng mở ra vô tận những ý nghĩa để tạo nên các giá trị thẩm mĩ mới. * Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đi vào một khía cạnh: phép so sánh nhƣ một phƣơng tiện ngôn ngữ đặc trƣng của Steinbeck trong nghệ thuật tổ chức lời văn – một trong những phƣơng diện quan trọng của nghệ thuật tự sự. Từ đó, nhằm làm sáng tỏ sự độc đáo trong cách cảm nhận, phản ánh hiện thực của nhà văn, đồng thời chỉ ra những đóng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN