tailieunhanh - Đỗ Lai Thúy và vấn đề ứng dụng phân tâm học trong Bút pháp của ham muốn

Bài viết cho thấy trong Bút pháp của ham muốn tác giả Đỗ Lai Thúy đã nhất quán một cách thức ứng dụng lý thuyết phân tâm để khám phá các hiện tượng văn học: nhà phê bình luôn cố gắng tìm ra một kiểu ứng chiếu sao cho phù hợp giữa mô hình lý thuyết phân tâm học và tác giả, tác phẩm để đi sâu giải mã thế giới nghệ thuật. | Cao Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 111 - 116 ĐỖ LAI THÚY VÀ VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG PHÂN TÂM HỌC TRONG BÚT PHÁP CỦA HAM MUỐN Cao Hồng* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Đặt trong bối cảnh hiện nay của nghiên cứu phê bình văn học ở Việt Nam, khi mà cách tiếp cận văn học còn nhiều giới hạn so với mặt bằng thế giới thì sự ra mắt Bút pháp của ham muốn đáng được coi là một hiện tượng thành công mới. Bài viết cho thấy trong Bút pháp của ham muốn tác giả Đỗ Lai Thúy đã nhất quán một cách thức ứng dụng lý thuyết phân tâm để khám phá các hiện tượng văn học: nhà phê bình luôn cố gắng tìm ra một kiểu ứng chiếu sao cho phù hợp giữa mô hình lý thuyết phân tâm học và tác giả, tác phẩm để đi sâu giải mã thế giới nghệ thuật. Từ khóa: Đổi mới, phân tâm học, phê bình, ứng dụng, nguyên lý, giải mã. 1. Phân tâm học (Psychanalysis) là một trường phái triết học Tây phương mà ông tổ của nó là Sigmund Freud - một bác sĩ người Áo gốc Do Thái. Phân tâm học đạt được một số thành tựu nhất định trong việc góp phần cắt nghĩa các hoạt động của năng lực tính dục; cắt nghĩa Ngã (Moi), Đại Ngã (Grand Moi) và Siêu Ngã (Surmoi); thế giới của ý thức, vô thức và tiềm thức sau này học thuyết được tiếp nối và phát triển phong phú hơn bởi nhà tâm lý học phân tích người Thụy Sĩ là Carl Gustav Jung và nhiều nhà khoa học khác. Sự ra đời của phân tâm học được coi là bước ngoặt tiến bộ quan trọng của tư duy nhân loại thế kỷ XIX trong việc khám phá, nhận thức những vấn đề thầm kín, vi diệu nhất của tâm sinh lý con người. Nó dần trở thành khoa học phân tích tâm lý chiều sâu của mọi hành vi trong đời sống ý thức và vô thức của mỗi cá thể người. Phân tâm học được coi là khoa học nhân văn góp phần làm phong phú thêm văn hóa nhân loại. * Vào nửa đầu thế kỷ XX, hơn hẳn các phương pháp phê bình khác, làn sóng phê bình phân tâm học rất thịnh hành và có một sự ảnh hưởng lớn đối với nền phê bình văn học phương Tây đương thời. Có thể kể đến những tên tuổi nổi tiếng như .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN