tailieunhanh - Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ xuân tại Thái Nguyên

Thí nghiệm được nghiên cứu gồm có 17 công thức phân đạm: 16 công thức bón đạm khác nhau và 1 công thức không bón đạm trên 2 giống ngô lai LVN14 và LVN99 trong vụ Xuân 2011 và 2012 tại Thái Nguyên. | Bùi Văn Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 107 - 114 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG ĐẠM BÓN ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN TẠI THÁI NGUYÊN Bùi Văn Quang1*, Nguyễn Thế Hùng2, Nguyễn Thị Lân2, Trần Trung Kiên2 1 Thành ủy Cẩm Phả - Quảng Ninh, Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên 2 TÓM TẮT Thí nghiệm đƣợc nghiên cứu gồm có 17 công thức phân đạm: 16 công thức bón đạm khác nhau và 1 công thức không bón đạm trên 2 giống ngô lai LVN14 và LVN99 trong vụ Xuân 2011 và 2012 tại Thái Nguyên. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Thời gian sinh trƣởng, số cây bị đổ rễ, gẫy thân và mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống LVN14 và LVN99 tăng tỷ lệ thuận với lƣợng đạm. Năng suất thực thu của giống LVN14 tƣơng đƣơng giống LVN99 và tăng tỷ lệ thuận với lƣợng đạm bón vào thời kỳ 4 – 5 lá khi thời kỳ 8 – 9 lá không bón đạm. Nhóm công thức đƣợc bón từ 0 – 25 kg N/ha vào thời kỳ 4 – 5 lá thì năng suất tăng tỷ lệ thuận với lƣợng đạm bón vào thời kỳ 8 – 9 lá. Nhóm công thức đƣợc bón từ 50 – 75 kg N/ha vào thời kỳ 4 – 5 lá thì năng suất đạt cao nhất khi thời kỳ 8 – 9 lá đƣợc bón với lƣợng đạm tƣơng ứng là 50 kg N/ha và 25 kg N/ha. Từ khóa: Đạm, ngô lai, phát triển, sinh trưởng, Thái Nguyên. ĐẶT VẤN ĐỀ* Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây quan trọng cung cấp lƣơng thực cho loài ngƣời [3]. Ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi ngô đƣợc dùng làm lƣơng thực chính [3]. Nhiều nhà khoa học cho rằng, nhu cầu về đạm của ngô biến đổi rất lớn do sự khác nhau về khả năng cung cấp đạm của đất. Đạm là yếu tố dinh dƣỡng quan trọng nhất để xác định năng suất ngô (William, 1993)[6]. Theo Sinclair và Muchow (1995)[5], hàng thập kỷ gần đây, năng suất ngô tăng lên có liên quan chặt chẽ với mức cung cấp N cho ngô. Mức đạm thấp làm giảm số hạt và năng suất hạt (Barbieri và CS, 2000)[4]. Hiệu quả của việc bón đạm cho ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ khả năng cung cấp chất dinh dƣỡng của đất, giống ngô và các biện pháp canh tác khác nhƣ mật độ, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN