tailieunhanh - Thương nghiệp nông thôn trung du Bắc bộ qua trường hợp chợ làng ở huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

Trong lịch sử, chợ làng ra đời là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hóa và thủ công nghiệp. Ở vùng đồng bằng, trung du, hay miền núi, chợ làng đều có vai trò thương nghiệp rất quan trọng. Với vị trí cầu nối giữa vùng đồng bằng châu thổ với miền núi non hiểm trở phía Bắc, đến nay diện mạo chợ làng ở huyện Phú Bình vẫn bảo lưu nhiều sắc thái của chợ truyền thống, thể hiện trên các khía cạnh như cách thức họp chợ, địa điểm và thời gian họp chợ, thành phần thương nghiệp ở chợ,. Sự tồn tại của mạng lưới chợ làng ở địa phương trung du này trong lịch sử và trong thời hiện đại không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là sự kết hợp của nếp sống, tập quán văn hóa giữa cư dân miền trung du với cư dân đồng bằng và cư dân miền núi. | Đỗ Hằng Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 85 - 89 THƯƠNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRUNG DU BẮC BỘ QUA TRƯỜNG HỢP CHỢ LÀNG Ở HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN Đỗ Hằng Nga* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong lịch sử, chợ làng ra đời là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hóa và thủ công nghiệp. Ở vùng đồng bằng, trung du, hay miền núi, chợ làng đều có vai trò thương nghiệp rất quan trọng. Với vị trí cầu nối giữa vùng đồng bằng châu thổ với miền núi non hiểm trở phía Bắc, đến nay diện mạo chợ làng ở huyện Phú Bình vẫn bảo lưu nhiều sắc thái của chợ truyền thống, thể hiện trên các khía cạnh như cách thức họp chợ, địa điểm và thời gian họp chợ, thành phần thương nghiệp ở chợ,. Sự tồn tại của mạng lưới chợ làng ở địa phương trung du này trong lịch sử và trong thời hiện đại không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là sự kết hợp của nếp sống, tập quán văn hóa giữa cư dân miền trung du với cư dân đồng bằng và cư dân miền núi. Từ khóa: Thương nghiệp, trung du, chợ, làng xã, Phú Bình. Theo "Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam" định nghĩa: “chợ là nơi gặp nhau giữa cung và cầu các hàng hoá, dịch vụ, vốn, là nơi tập trung hoạt động mua bán hàng hoá giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng. Quy mô tính chất của chợ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế. Chợ có vai trò chủ yếu là nơi tiêu thụ hàng hoá, đồng thời cũng có ảnh hưởng kích thích ngược lại đối với sản xuất. Ở nhiều vùng miền núi, chợ còn là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc. Chợ là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày, những buổi nhất định, tức là đã hình thành nên các chợ phiên. Quy mô và tính chất của chợ rất đa dạng: có loại chợ nông thôn tự sản, tự tiêu; có loại chợ mang tính chất khu vực hay một vùng rộng lớn. Có thể xem chợ là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một địa phương.* Qua các bộ chính sử, chúng ta biết rằng từ cuối thế kỷ XV, với thể lệ lập chợ của vua Lê Thánh Tông, chợ làng đã hình thành ở hầu hết các

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.