tailieunhanh - Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Thực tiễn từ 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta đã và đang đạt được nhiều thành tựu cơ bản, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã phát huy vai trò, hiệu lực quản lý, phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được một số hiệu quả rất quan trọng. Song trong quá trình thực thi quyền lực còn tồn tại nhiều thiếu sót, khuyết điểm cần phải khắc phục. | Phạm Thị Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 137 - 141 NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Phạm Thị Huyền, Vũ Thị Thuỷ* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thực tiễn từ 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta đã và đang đạt được nhiều thành tựu cơ bản, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã phát huy vai trò, hiệu lực quản lý, phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được một số hiệu quả rất quan trọng. Song trong quá trình thực thi quyền lực còn tồn tại nhiều thiếu sót, khuyết điểm cần phải khắc phục. Trước thực trạng đó, đặt ra vấn đề khách quan là Nhà nước phải tự đổi mới và hoàn thiện mình như thế nào? Điều tiết, quản lý và can thiệp vào kinh tế bằng những nội dung, giải pháp nào để phát huy vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo đảm quyền lực chính trị của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và phát triển nền kinh tế thị trường đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ khóa: Kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước, kinh tế nhà nước, điều tiết kinh tế, quản lý kinh tế ĐẶT VẤN ĐỀ* Đặc điểm cơ bản của nước ta là từ một nền sản xuất nhỏ là chủ yếu đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Điều này có nghĩa là sau cách mạng dân tộc dân chủ, về chính trị, chúng ta đã có Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhưng về trình độ nền kinh tế thì còn chưa tương xứng. Từ trình độ kinh tế ấy, muốn đạt đến một nền kinh tế hiện đại, phát triển, hầu hết các nước đều phải đi qua vài trăm năm, thậm chí còn phải trả giá đắt về xã hội. Nhưng lịch sử cũng chứng minh rằng có thể rút ngắn quá trình phát triển. Phát triển rút ngắn là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có đường lối chính sách đúng đắn, tránh khỏi những sai lầm "tư" và "hữu", xây dựng các thể chế nhà nước thực sự có năng lực, và trong sạch, có phương pháp huy động cao nhất nguồn lực của đất nước và
đang nạp các trang xem trước