tailieunhanh - Nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
Huyện Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, gồm có 17 xã và 3 thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là ha trong đó đất nông nghiệp là ha chiếm 26,55% diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp là ha chiếm 45,5% diện tích đất tự nhiên còn lại là các loại đất khác. Đây là huyện có nhiều tiềm năng nông lâm nghiệp chưa được khai thác, cơ sở hạ tầng và kinh tế hộ nông dân vẫn còn nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân quan trọng là kinh tế hộ nông dân còn gặp nhiều trở ngại, chưa thực sự đi vào sản xuất hàng hoá. Chính vì vậy nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá là hết sức cần thiết đối với từng vùng, từng địa phương và phạm vi toàn quốc. | Nguyễn Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 91 - 96 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thu Hằng* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Huyện Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, gồm có 17 xã và 3 thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là ha trong đó đất nông nghiệp là ha chiếm 26,55% diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp là ha chiếm 45,5% diện tích đất tự nhiên còn lại là các loại đất khác. Đây là huyện có nhiều tiềm năng nông lâm nghiệp chưa được khai thác, cơ sở hạ tầng và kinh tế hộ nông dân vẫn còn nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân quan trọng là kinh tế hộ nông dân còn gặp nhiều trở ngại, chưa thực sự đi vào sản xuất hàng hoá. Chính vì vậy nghiên cứu phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá là hết sức cần thiết đối với từng vùng, từng địa phương và phạm vi toàn quốc Từ khoá: Hộ nông dân, xản xuất, hàng hoá, phân tích, Đồng Hỷ ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong những năm gần đây vùng miền núi đã được chú trọng đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Nhiều chương trình dự án như: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, (dự án 661, dự án 327.), mở rộng giao thông miền núi, xây dựng các cơ sở hạ tầng (dự án 135). được dành riêng ưu tiên cho miền núi, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân dần dần được cải thiện. Tuy nhiên những thay đổi đó mới chỉ là bước đầu, về cơ bản miền núi vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu. Do đó để đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế xã hội, đưa miền núi hoà nhập với miền xuôi, ngoài việc tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chúng ta còn phải tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ nông dân miền núi nói riêng trong tổng thể phát triển kinh tế hộ nông dân cả nước nói chung, lấy kinh tế hộ làm khởi điểm cho việc thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản
đang nạp các trang xem trước