tailieunhanh - Ứng dụng phần mềm Autodesk Inventor để phân tích động học cơ cấu gạt phôi
Bài báo này trình bày ứng dụng mô đun Dynamic Designer Motion Professional tích hợp trong phần mềm Autodesk Inventor để giải bài toán phân tích động học học cơ cấu phẳng - cơ cấu gạt phôi. Bằng việc vẽ các khâu của cơ cấu bởi mô hình khối rắn và lắp ráp các khâu bởi các liên kết (ràng buộc) giữa các khâu để tạo thành cơ cấu hoàn chỉnh. Các kết quả của bài toán động học đã được xác định. Các kết quả này bao gồm quỹ đạo các điểm của cơ cấu, vận tốc và gia tốc của các điểm đó. Các kết quả đã đạt được cho thấy rằng việc giải bài toán phân tích động học bằng việc sử dụng phần mềm Autodesk Inventor là rất hiệu quả và nhanh chóng. | Nguyễn Thị Thanh Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93(05): 97 - 101 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM AUTODESK INVENTOR ĐỂ PHÂN TÍCH ĐỘNG HỌC CƠ CẤU GẠT PHÔI Nguyễn Thị Thanh Nga*, Hoàng Tiến Đạt Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này trình bày ứng dụng mô đun Dynamic Designer Motion Professional tích hợp trong phần mềm Autodesk Inventor để giải bài toán phân tích động học học cơ cấu phẳng - cơ cấu gạt phôi. Bằng việc vẽ các khâu của cơ cấu bởi mô hình khối rắn và lắp ráp các khâu bởi các liên kết (ràng buộc) giữa các khâu để tạo thành cơ cấu hoàn chỉnh. Các kết quả của bài toán động học đã được xác định. Các kết quả này bao gồm quỹ đạo các điểm của cơ cấu, vận tốc và gia tốc của các điểm đó. Các kết quả đã đạt được cho thấy rằng việc giải bài toán phân tích động học bằng việc sử dụng phần mềm Autodesk Inventor là rất hiệu quả và nhanh chóng. Từ khóa: Động học cơ cấu, Autodesk Inventor, cơ cấu gạt phôi. GIỚI THIỆU* Cho đến nay đã có nhiều phương pháp phân tích động học học cơ cấu như: phương pháp vẽ hay phương pháp đồ thị [1], phương pháp giải tích [1,2,4,5,6] và phương pháp số [3]. Phương pháp đồ thị rất thuận tiện, giải bài toán một cách nhanh gọn mà vẫn đạt được độ chính xác cần thiết trong bài toán kỹ thuật. Hơn nữa, trong một số trường hợp, quan hệ giữa các thông số của một số bài toán cho dưới dạng đồ thị mà không phải dưới dạng các biểu thức giải tích. Khi đó cần sử dụng phương pháp vẽ hoặc phương pháp tính bằng số. Phương pháp giải tích có ưu điểm là cho độ chính xác cao và mối quan hệ giữa các đại lượng được biểu diễn bằng biểu thức giải tích. Vì vậy, có thể dễ dàng nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số này đối với nhau. Tuy nhiên để khảo sát cơ cấu bằng phương pháp giải tích yêu cầu cần phải hiểu rõ bản chất về bài toán và cần thiết phải có kỹ năng lập trình một ngôn ngữ nhất định. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhiều phần mềm thiết kế ra đời tạo thuận lợi cho việc tính toán thiết kế cho các ngành
đang nạp các trang xem trước