tailieunhanh - Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2013 - Mã đề 3

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2013 - Mã đề 3 dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. | ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM 2013 ĐỀ SỐ 3 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 Thời gian: 90 phút I. Tiếng Việt:(2điểm) Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Nêu các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? II. Tập làm văn: (8 điểm): Cảm nhận của em về nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Nhàn” Đáp án I. Tiếng Việt:(2điểm): - Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động (1điểm) - Có 5 nhân tố: (1điểm): + Nhân vật giao tiếp + Hoàn cảnh giao tiếp + Nội dung giao tiếp + Mục đích giao tiếp + Phương tiện và cách thức giao tiếp II. Tập làm văn: (8 điểm): 1. Yêu cầu về nội dung: Nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm biểu hiện ở: - Thái độ dửng dưng trước những gì mà người đời đang bon chen, hăm hở tìm đến sự thanh cao, thư thái trong tâm hồn( Thơ thẩn dầu ai vui thú nào) - Quan niệm dại- khôn: Thể hiện sự thanh thản và cái nhìn sâu sắc, tỉnh táo của của nhà thơ trước cuộc đời. Nhà thơ muốn tìm “nơi vắng vẻ”-nơi tĩnh tại của thiên nhiên và nơi thảnh thơi của tâm hồn- để gắn bó với thiên nhiên, sống hoà thuận với tự nhiên tránh chốn lao xao bon chen, giành giật - Quan niệm công danh, phú quí: “Phú quí là chiêm bao”: Ngắn ngủi, tạm bợ, hư ảo->Trí tuệ sắc sảo. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một con người có trí tuệ sáng suốt, một nhân cách cao cả - Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nhàn không phải là không vất vả, cực nhọc, không quan tâm tới xã hội. Nhàn là xa lánh chốn quyền quí để giữ cốt cách thanh cao, là trở về với thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên => Nguyễn Bỉnh Khiêm là một con người có trí tuệ, có bản lĩnh, có chí hướng riêng. Một con người nhàn thân mà không nhàn tâm 2. Yêu cầu về phương pháp - Biết cách làm một bài văn kiểu đề cảm nghĩ - Bố cục bài viết rõ ràng, đầy đủ 3 phần - Hành văn trôi chảy, súc tích, chặt chẽ, giàu cảm xúc 3. Thang điểm: - Điểm 7-8: Đáp ứng đầy đủ các nội dung theo yêu cầu. Văn viết súc tích, chặt chẽ, .