tailieunhanh - Đặc điểm thông khí nhân tạo ở bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm nhận xét đặc điểm thông khí nhân tạo ở bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai. | Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017 ĐẶC ĐIỂM THÔNG KHÍ NHÂN TẠO Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN CẠP NIA CẮN Đinh Quang Kiền1, Ngô Đức Ngọc2,3 (1) Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (2) Bộ môn Hồi sức cấp cứu Trường Đại học Y Hà Nội (3) Khoa cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai Tóm tắt Đặt vấn đề: Rắn cạp nia cắn là một cấp cứu thường gặp, suy hô hấp nặng và kéo dài do liệt cơ. Thông khí nhân tạo là một can thiệp thiết yếu để cứu sống bệnh nhân. Mục tiêu: Nhận xét kết quả thông khí nhân tạo ở bệnh nhân bị rắn cạp nia cắn có liệt cơ hô hấp tại Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Hai phương thức thông khí là điều khiển thể tích, Vt 8-10ml+PEEP 5cmH2O hoặc Vt cao (1215ml/kg). So sánh các thông số thở máy, kết quả điều trị, biến chứng thở máy. Kết quả: 64 bệnh nhân bị suy hô hấp do rắn cạp nia cắn được thông khí nhân tạo tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian thông khí nhân tạo trung bình là 9,8±7,1 ngày. Biến chứng chủ yếu là viêm phổi liên quan thở máy (59,4%), căn nguyên phân lập được trên bệnh nhân thông khí nhân tạo dài ngày, hay gặp nhất là A. baumanii chiếm 45%, tiếp đến là P. aeruginosa, K. pneumonia, S. aureous và nấm Candida albicans đều chiếm tỷ lệ 25%. Khỏi hoàn toàn 94%, di chứng 3% và tử vong là 3%. Di chứng và tử vong chủ yếu do biến chứng suy hô hấp và biến chứng thông khí nhân tạo chủ yếu là biến chứng viêm phổi liên quan thở máy. Kết luận: Thở điều khiển thể tích Vt cao ít biến chứng xẹp phổi so với thở Vt trung bình và PEEP 5 cmH2O. Biến chứng chủ yếu là viêm phổi liên quan thở máy, căn nguyên phân lập được thường trên bệnh nhân thông khí nhân tạo dài ngày, hay gặp nhất là . Từ khóa: Rắn cạp nia, thông khí nhân tạo, liệt cơ hô hấp, biến chứng Abstract MECHANICAL VENTILATION IN PATIENTS BITTEN BY BUNGARUS CANDIDUS Dinh Quang Kien1, Ngo Duc Ngoc2,3 (1) The Poison Control Centre , Bach Mai Hospital (2) Hanoi Medical University (3) Bach Mai Hospital Background: