tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 – 1945 nhìn từ góc độ văn hóa

Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, phân tích để xác định rõ giá trị và đóng góp của hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 – 1945 từ góc độ văn hóa nhằm nhận thức toàn diện về hội họa Việt Nam giai đoạn này. Đánh giá vai trò của nó trong tiến trình phát triển nghệ thuật hội họa Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm cho sự phát triển hội họa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. | BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ******** NGUYỄN VĂN CƢỜNG HỘI HỌA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1925 - 1945 NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62310640 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI, 2016 Công trình đƣợc hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: . Nguyễn Văn Cƣơng TS. Nguyễn Long Tuyền Phản biện 1: Nguyễn Xuân Kính Viện Nghiên cứu Văn hóa Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Xuân Nghị Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Phản biện 3: Nguyễn Thị Việt Hương Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Trường Tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội Số 418, đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi: giờ , ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên phương diện văn hóa và lịch sử mỹ thuật Việt Nam, hội họa Việt Nam giai đoạn 1925 - 1945 là giai đoạn tiền đề. Đây là một giai đoạn hội họa bắt đầu hình thành trong thời kỳ nước ta còn chịu sự đô hộ của thực dân Pháp. Một lớp họa sỹ được đào tạo bài bản khoa học theo mô hình mỹ thuật phương Tây. Thẩm mỹ truyền thống và thẩm mỹ phương Tây không những không mâu thuẫn mà còn được dung hòa ngoạn mục. Bước chuyển từ nền mỹ thuật dân gian sang nền mỹ thuật hiện đại có tính bác học, hàn lâm trong đó có hội họa được ghi dấu ấn đậm nét. Với thế hệ các họa sỹ tài năng như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Đỗ Cung, Lưu Văn Sìn, Trần Văn Cẩn, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Lê Văn Đệ và số lượng tác phẩm xuất sắc mà họ để lại là một bài học lớn cho sự nghiệp hội họa các giai đoạn tiếp theo ở Việt Nam. Những tác phẩm hội họa trong giai đoạn 1925 - 1945 hàm chứa trong nó những vấn đề về lịch sử mỹ thuật cần được làm sáng tỏ. Nghiên cứu về hội họa giai đoạn 1925 - 1945 từ góc độ văn hóa để làm rõ những .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN