tailieunhanh - Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2009 - THPT Hóa Châu

Với Đề kiểm tra HK 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2009 - THPT Hóa Châu dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo. | SỞ GD-ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƢỜNG THPT HÓA CHÂU KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: VẬT LÍ – KHỐI 10 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Lƣu ý: Đề thi gồm 2 phần, phần chung dành cho cả 2 ban (Ban KHTN và ban Cơ bản), phần riêng chỉ dành cho từng ban (học sinh học ban nào thì làm phần riêng của ban đó). PHẦN CHUNG DÀNH CHO HỌC SINH CẢ 2 BAN (4 điểm) Câu 1: Chuyển động thẳng đều là gì? Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều? Câu 2: Phát biểu định luật III Niutơn? Nêu đặc điểm của lực và phản lực? Phân biệt hai lực trực đối cân bằng và hai lực trực đối không cân bằng? Câu 3: Nêu điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế? Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc yếu tố gì? Người ta làm thế nào để tăng mức vững vàng của xe ô tô đua? Câu 4: Treo một vật có khối lượng 200g vào một lò xo có độ cứng k = 40N/m. Hãy tính độ biến dạng của lò xo? (lấy g = 10m/s2) PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH BAN KHTN (6 điểm) Câu 5A: Một xe gắn máy tăng tốc từ A, chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu 18km/h. Sau khi đi được 40 giây thì vận tốc của xe là 54km/h. a, Xác định gia tốc xe gắn máy. b, Tìm quãng đường mà xe gắn máy đi được trong 40s. c. Viết phương trình chuyển động của xe gắn máy. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc tọa độ trùng với vị trí xe gắn máy, gốc thời gian là lúc xuất phát. d. Cũng vào thời điểm đó tại B cách A một khoảng 150m có một xe đạp chuyển động nhanh dần đều và ngược chiều với xe gắn máy, vận tốc ban đầu là 9km/h, gia tốc là 0,1m/s2. Xác định thời điểm hai xe gặp nhau? Câu 6A: Một vật có khối lượng m = 40kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F = 90N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,2. Lấy g = 10m/s2. Tính: a. Độ lớn của lực ma sát trượt. b. Gia tốc của vật. c. Vận tốc của vật sau 20 giây và quãng đường mà vật đi được trong thời gian đó. PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH BAN CƠ BẢN (6 điểm) Câu 5B: Một xe đạp xuất phát từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận