tailieunhanh - Xác định kỹ thuật vào mẫu in vitro hiệu quả cho giống chuối tây bản địa Bắc Kạn (musa x paradisiaca)

. Nội dung nghiên cứu kỹ thuật vào mẫu giống in vitro được triển khai trong thời gian từ tháng 3 - 8 năm 2013, với mục đích xác định được kỹ thuật vào mẫu hiệu quả nhất cho giống chuối nghiên cứu. Bốn thí nghiệm trong phòng được triển khai nhằm đánh giá ảnh hưởng của mẫu cây con từ các vườn cây mẹ có tuổi khác nhau, vị trí lấy mẫu và các nồng độ của chất khử trùng H2O2, HgCl2 đến tỷ lệ sống và tỷ lệ tái sinh chồi. | Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 123(09): 31 - 35 XÁC ĐỊNH KỸ THUẬT VÀO MẪU IN VITRO HIỆU QUẢ CHO GIỐNG CHUỐI TÂY BẢN ĐỊA BẮC KẠN (MUSA X PARADISIACA) Hà Minh Tuân*, Trần Minh Quân, Nguyễn Thế Huấn, Phạm Thị Thanh Huyền Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Giống chuối tây bản địa Bắc Kạn (Musa x paradisiaca var. “Bac Kan”) (Musaceae) là một trong những cây ăn quả đem lại thu nhập cao cho người dân của tỉnh Bắc Kạn, và có tiềm năng phát triển cho khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, hiện nay giống chuối có xu hướng bị thoái hóa do biện pháp canh tác không bền vững, tác động bất lợi của thời tiết và sâu bệnh, cũng như sự không quan tâm, định hướng và đầu tư đúng mức của chính quyền địa phương. Đề tài được triển khai nằm trong hợp phần xây dựng quy trình nhân giống và thâm canh phục vụ bảo tồn nguồn gen bản địa và phát triển sản xuất hàng hóa của giống chuối cho vùng. Nội dung nghiên cứu kỹ thuật vào mẫu giống in vitro được triển khai trong thời gian từ tháng 3 - 8 năm 2013, với mục đích xác định được kỹ thuật vào mẫu hiệu quả nhất cho giống chuối nghiên cứu. Bốn thí nghiệm trong phòng được triển khai nhằm đánh giá ảnh hưởng của mẫu cây con từ các vườn cây mẹ có tuổi khác nhau, vị trí lấy mẫu và các nồng độ của chất khử trùng H2O2, HgCl2 đến tỷ lệ sống và tỷ lệ tái sinh chồi. Kết quả cho thấy, dùng chồi đỉnh của vườn cây mẹ 01 năm tuổi để vào mẫu đem lại hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng hóa chất khử trùng H2O2 và HgCl2 không cải thiện tỷ lệ tái sinh chồi, trong khi nồng độ hóa chất cao có thể gây giảm tỷ lệ tái sinh chồi của giống chuối nghiên cứu. Từ khóa: Chuối tây bản địa, Hiệu quả vào mẫu, In vitro, Tuổi cây, Tỷ lệ sống, Tỷ lệ tái sinh ĐẶT VẤN ĐỀ* Cây chuối tây bản địa Bắc Kạn (Musa x paradisiaca var. “Bac Kan”) (Musaceae) (Hà Minh Tuân và cs., 2014; Valmayor và cs., 2000) là một trong những loại cây trồng đem lại thu nhập đáng kể cho các hộ dân tại Bắc Kạn, đặc biệt là hai xã Nông Thượng và Xuất Hóa. Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN