tailieunhanh - Phân tích dao động của tấm có cơ tính biến thiên chịu tác dụng của lực khí động và nhiệt độ
Bài báo trình bày kết quả phân tích dao động của tấm có cơ tính biến thiên chịu tác dụng của lực khí động và nhiệt độ. Theo đó, hệ phương trình vi phân mô tả dao động của tấm được các tác giả giải trên cơ sở tích phân trực tiếp Newmark. Chương trình tính cụ thể hóa thuật toán, phân tích bài toán được các tác giả viết trong môi trường Matlab. Các kết quả nghiên cứu góp phần phục vụ việc thiết kế và sửa chữa lớp vỏ của thân và cánh của các thiết bị bay. | Lê Thúc Định và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 15 - 20 PHÂN TÍCH DAO ĐỘNG CỦA TẤM CÓ CƠ TÍNH BIẾN THIÊN CHỊU TÁC DỤNG CỦA LỰC KHÍ ĐỘNG VÀ NHIỆT ĐỘ Lê Thúc Định1*, Vũ Quốc Trụ1, Trần Thị Hương2 1Học viện Kỹ thuật Quân sự, 2Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả phân tích dao động của tấm có cơ tính biến thiên chịu tác dụng của lực khí động và nhiệt độ. Theo đó, hệ phương trình vi phân mô tả dao động của tấm được các tác giả giải trên cơ sở tích phân trực tiếp Newmark. Chương trình tính cụ thể hóa thuật toán, phân tích bài toán được các tác giả viết trong môi trường Matlab. Các kết quả nghiên cứu góp phần phục vụ việc thiết kế và sửa chữa lớp vỏ của thân và cánh của các thiết bị bay. Từ khóa: vật liệu có cơ tính biến thiên, gốm, kim loại, dao động, lực khí động, nhiệt độ ĐẶT VẤN ĐỀ* Panel flutter là hiện tượng dao động tự kích gây mất ổn định cục bộ của tấm hoặc vỏ mỏng đàn hồi chịu tác dụng của lực khí động. Đối với các thiết bị bay có tốc độ lớn, việc nghiên cứu hiện tượng panel flutter là rất cần thiết cho việc thiết kế, chế tạo lớp vỏ của chúng. NỘI DUNG BÀI TOÁN Giới thiệu vật liệu có cơ tính biến thiên Vật liệu có cơ tính biến thiên (FGM) thường gặp là loại 2 thành phần, nó là hỗn hợp của gốm (ceramic) và kim loại (metal) với tỷ lệ thể tích của các thành phần biến đổi trơn, liên tục theo chiều dày thành kết cấu và là hàm lũy thừa của biến chiều dày z. k z 1 Vc (z) h 2 Vm (z) 1 Vc (z), (0 k ) (1) trong đó: k- chỉ số mũ tỷ lệ thể tích; Vc (z) , Vm (z) - tỉ lệ thể tích của thành phần gốm và kim loại tương ứng; h - chiều dày thành kết cấu; z là trục tọa độ hướng theo chiều dày của tấm. Tính chất hiệu dụng của vật liệu được xác định theo biểu thức sau: k z 1 Pe Pc Pm Pm h 2 (2) với Pe, Pc, Pm là tính chất hiệu dụng của vật liệu FGM, gốm và kim loại tương ứng. Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của tính chất các vật liệu thành phần (gốm, kim loại) [4] [5] [6]: * Tel: 0982 .
đang nạp các trang xem trước