tailieunhanh - Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 321
Vận dụng kiến thức và kĩ năng các bạn đã được học để thử sức với Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 321 này nhé. Thông qua đề kiểm tra giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức môn học. | SỞ GD&ĐT NGHỆ AN LIÊN TRƯỜNG THPT (Đề thi có 4 trang) KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2019 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh: SBD: Mã đề thi: 321 Câu 81 : Tự ý chuyển nhượng ô tô thuộc sở hữu chung của vợ chồng là vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Đạo đức và ứng xử. B. Gia đình và xã hội. C. Tài sản và lợi nhuận. D. Hôn nhân và gia đình. Câu 82 : Do nghi ngờ chồng mình có quan hệ tình cảm với thư ký riêng, chị A đã đến nơi làm việc của chồng lăng mạ, sỉ nhục thư ký riêng của anh. Chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo đảmvề tình cảm. B. Được pháp luât bảo hộ về sức khỏe. C. Được pháp luật bảo đảm về bí mật đời tư. D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. Câu 83 : Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã. Do vội đi công tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét nhà ông B. Vì cổ tình ngăn cản, ông B bị anh S và anh C cùng khống chế rồi giải ông về giam tại trụ sở cơ an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh S và anh C. B. Anh C, anh T và anh S. C. Anh T,anh S và anh K. D. Anh T và anh S. Câu 84 : Anh Y muốn bán một chiếc xe ô tô là tài sản riêng của anh Y trước khi kết hôn nhưng vợ anh Y không đồng ý. Vậy, theo qui định của pháp luật anh Y có quyền bán chiếc xe đó không? A. Được, vì chiếc xe thuộc sở hữu của anh Y. B. Được, nhưng phải được vợ đồng ý. C. Không, vì khi kết hôn chiếc xe sẽ là tài sản chung. D. Không, vì đây là tài sản đang tranh chấp. Câu 85 : Tất cả mọi cá nhân, tổ chức nếu vi phạm pháp pháp luật đều phải xử lý như nhau. Điều đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính dân chủ. B. Tính qui phạm phổ biến. C. Tính công khai. D. Tính quyền lực bắt buộc chung. Câu 86 : Theo
đang nạp các trang xem trước