tailieunhanh - Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 743

Dưới đây là Đề thi KSCL lần 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 743 mời các bạn và thầy cô hãy tham khảo để giúp các em mình củng cố kiến thức cũng như cách giải các bài tập nhanh và chính xác nhất. ! | SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ----------- KỲ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ THI MÔN SINH HỌC KHỐI 11 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm: 04 trang. ——————— Mã đề thi 743 Họ, tên thí sinh:Số báo danh: . Câu 81: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào? A. Có nhiều ống khí. B. Có nhiều phế nang. C. Phế quản phân nhánh nhiều. D. Khí quản dài. Câu 82: Cho các nhận định sau: (1) Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao. (2) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao. (3) Phơi khô nông sản. (4) Bảo quản nông sản trong kho lạnh. Số nhận định không đúng khi chọn phương pháp bảo quản nông sản là: A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 83: Cho các nhận định sau: (1) Pha tối chỉ diễn ra ở trong bóng tối. (2) Pha sáng diễn ra cần có ánh sáng. (3) Trong quang hợp, O2 được giải phóng từ phân tử nước qua quá trình quang phân li nước. (4) Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM giống nhau ở pha sáng quang hợp. Số nhận định đúng trong các nhận định trên là: A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 84: Vai trò của Nitơ đối với thực vật là: A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, côenzim; kích thích nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. B. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic, diệp lục, ATP. C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, điều tiết sự đóng mở khí khổng. D. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. Câu 85: Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật: 1. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển thành dạng nitơ khoáng (NH4+) cây dễ dàng hấp thụ. 2. Giúp cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. 3. Bù đắp lại lượng nitơ bị mất hằng năm do cây lấy đi, đảm bảo nguồn dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây. 4. Nhờ có enzim nitrôgenaza, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết N2 với H2 thành NH3. 5. .