tailieunhanh - Bài giảng Dược lý học thú y: Chương 3 - ThS. Đào Công Duẩn, ThS Nguyễn Thành Trung
Bài giảng Dược lý học thú y: Chương 3 được biên soạn nhằm trang bị cho người học những kiến thức tổng quan về các cách tác dụng của thuốc: Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân, tác dụng chính và tác dụng phụ, tác dụng phản xạ, tác dụng điều khiển từ xa, tác dụng chọn lọc và đặc hiệu, tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp, tác dụng hồi phục và không hồi phục. Để hiểu rõ nội dung bài giảng, nội dung chi tiết. | DƯỢC LÝ HỌC THÚ Y Veterinary Pharmacology Chương III CÁC CÁCH TÁC DỤNG CỦA THUỐC Mode of drug action Ths. Đào Công Duẩn Ths. Nguyễn Thành Trung 1 1. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân 2 Tác dụng tại chỗ Là tác dụng xuất hiện ngay tại nơi mà ta cho thuốc. Xảy ra trước khi thuốc được hấp thu vào tuần hoàn. Bôi thuốc sát trùng lên da để diệt nấm, sát khuẩn. Hay thuốc săn da như tanin, thuốc bọc niêm mạc đường tiêu hóa (kaolin, hydroxyd nhôm, ). Rắc bột kháng khuẩn vào vết thương nhiễm trùng. Cho thuốc tê tại nơi đặt dao mổ 1. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân 3 Tác dụng toàn thân Là tác dụng xảy ra sau khi thuốc được hấp thu vào tuần hoàn, phân bố đến nơi tác dụng và gây ra đáp ứng. Sau khi uống paracetamol -> thuốc hấp thu vào máu -> TKTW -> có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Tiêm SC morphin hydroclorid, thuốc vào máu rồi có tác dụng giảm đau, ức chế hô hấp. 1. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân 4 Cần lưu ý rằng: Tác dụng tại chỗ không có nghĩa là hoàn toàn tránh khỏi tác dụng toàn thân, vì có 1 phần thuốc sẽ được hấp thu vào máu rồi phân bố đến các khí quan trong cơ thể. Khi dùng thuốc tại chỗ với lượng lớn, trên diện rộng và đặc biệt nếu da bị tổn thương (bỏng, chàm, vết thương diện rộng, Có thể xảy ra tác dụng toàn thân và gây độc như khi bôi chế phẩm của axit boric, hexaclorphen, các thuốc bôi mỡ chứa Hg và Zn. 2. Tác dụng chính và tác dụng phụ 5 Tác dụng chính: là tác dụng mong muốn đạt được trong điều trị. Tác dụng phụ: là tác dụng không mong muốn có trong điều trị nhưng vẫn có thể xuất hiện khi dùng thuốc, có khi còn gây độc cho cơ thể. Do đó, các nhà bào chế dược phẩm luôn cố gắng hạn chế tối đa hoặc loại bỏ hoàn toàn tác dụng phụ của thuốc. Tác dụng chính của Chloramphenicol là tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh rất hiệu quả, đặc biệt với các vi khuẩn gr (-) đường ruột nhưng tác dụng phụ là gây suy tủy không hồi phục, thiếu máu nặng, nên đã bị cấm sử .
đang nạp các trang xem trước