tailieunhanh - Phản hồi từ sinh viên với công tác tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giảng viên sư phạm
Bài viết đề cập tới một khía cạnh khác của vấn đề đó là: hiệu quả của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên với công tác tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giảng viên thông qua kết quả nghiên cứu trên 317 giảng viên các khoa và 80 sinh viên của trường Đại học Sư phạm-ĐHTN và khối sư phạm trường Đại học Hùng Vương Phú Thọ. | Lê Thị Phương Hoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 95 - 99 PHẢN HỒI TỪ SINH VIÊN VỚI CÔNG TÁC TỰ BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN SƯ PHẠM Lê Thị Phương Hoa* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Vấn đề lấy ý kiến phản hồi từ người học đã và đang được nhiều trường đại học thực hiện, trong đó có các trường Đại học sư phạm. Kết quả phản hồi từ người học tạo thêm kênh thông tin giúp giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường; góp phần tăng cường tinh thần trách nhiệm của sinh viên đối với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; tạo điều kiện để sinh viên được phản ánh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên, đề xuất mong muốn, nguyện vọng và những yêu cầu đối với nhà trường cũng như đối với từng giảng viên để đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập. Bài viết đề cập tới một khía cạnh khác của vấn đề đó là: hiệu quả của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên với công tác tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giảng viên thông qua kết quả nghiên cứu trên 317 giảng viên các khoa và 80 sinh viên của trường Đại học Sư phạm-ĐHTN và khối sư phạm trường Đại học Hùng Vương Phú Thọ. Từ khóa: Năng lực, năng lực nghề nghiệp, phát triển năng lực nghề nghiệp, đánh giá, giảng viên. Thực trạng của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên* Chủ trương lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên được Bộ Giáo dục- Đào tạọ chỉ đạo từ năm học 2009- 2010 trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm tại một số trường đại học từ năm học 2008- 2009. Mục đích của hoạt động này được Bộ Giáo dục- Đào tạo xác định là:1/ Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục đại học; xây dựng đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phương pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại; 2/ Tạo thêm kênh thông tin giúp giảng viên điều
đang nạp các trang xem trước