tailieunhanh - Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương 21: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
Bài giảng "Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương 21: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý" cung cấp cho người học các kiến thức: Vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật,. . | CHƯƠNG XXI VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1. Vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo vệ. * Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật: Vi phạm pháp luật luôn là hành vi (hành động hoặc không hành động) xác định của con người. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi - Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý * Cấu thành vi phạm pháp luật Mặt khách quan của vi phạm pháp luật Bao gồm những mặt, những yếu tố cấu thành được quy định cụ thể trong các quy phạm pháp luật như: hành vi trái pháp luật, hậu quả, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện, phương thức thực hiện hành vi . . . Khách thể của vi phạm pháp luật Là những quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật Là toàn bộ các dấu hiệu bên trong của nó, bao gồm yếu tố lỗi và các yếu tố có liên quan đến lỗi là động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật. Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ của chủ thể đối với hành vi trái PL của mình, cũng như đối với hậu quả của hành vi đó. Lỗi được thể hiện dưới 2 hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp có thể là cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý có thể là vô ý vì quá tự tin cũng có thể là vô ý do cẩu thả. + Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. + Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm pháp luật nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra. + Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng điều . | CHƯƠNG XXI VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1. Vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo vệ. * Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật: Vi phạm pháp luật luôn là hành vi (hành động hoặc không hành động) xác định của con người. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi - Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý * Cấu thành vi phạm pháp luật Mặt khách quan của vi phạm pháp luật Bao gồm những mặt, những yếu tố cấu thành được quy định cụ thể trong các quy phạm pháp luật như: hành vi trái pháp luật, hậu quả, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện, phương thức thực hiện hành vi . . . Khách thể của vi phạm pháp luật Là những quan hệ xã hội được pháp luật điều .
đang nạp các trang xem trước