tailieunhanh - Ebook Văn hóa tộc người Nùng: Phần 2
Tiếp nối phần 1, phần 2 của cuốn sách gửi đến bạn đọc đặc trưng văn hóa ứng xử trong trong cộng đồng làng bản, dòng họ, gia đình hoặc trong hôn nhân hay một số tập tục quen thuộc: tập tục ma chay và tập tục trong cưới hỏi. Bên cạnh đó, cuốn sách còn giới thiệu cho các bạn tín ngưỡng - tôn giáo, văn học nghệ thuật dân gan,. trong văn hóa tâm linh của tộc người Nùng. . | VĂN HÓA ỨNG XỬ CỘNG ĐỔNG LÀNG BẨN Dân tộc Nùng đã định cư thành làng bản từ lâu đồi. Làng bản thường được lập trên những dải đất chạy quanh chân đồi, chân núi, ven sông suô"i hay trên những gò đất thấp., dựa lưng vào đồi - núi, phía trước là bồn địa đã được khai phá thành đồng ruộng. Mỗi bản đều có một tên gọi riêng. Tên bản thường được bắt đầu bằng các tiền tô; "Bản " làng xóm như Bản Bon, Bản Mạ, Bản Bó, Bản Slẳng.; "Nà" (ruộng) như Nà Chang, Nà Áng, Nà Cáp.; "Khuôi" (suối) như Khuổi Bôc, Khuổi Hiến, Khuổi Hoi, Khuổi Chang.; "Lủng" (thung lũng) như Lủng Cát, Lủng vải, Lủng cầu.; "Bó" (giếng nước) như Bó Báng, Bó Lếch.; "Cốc" (gôh cây) như Cốc Lùng, Côc Chia, Cốc Lếu, Cốc Mười. Những tên gọi này là tên Nôm của các tộc người Nùng, Tày và chỉ qua tiếng Nùng, Tày mới hiểu được ý nghĩa của nó. Xưa kia, để đề phòng trộm cướp, thú dữ từ ngoài xâm nhập vào mà cũng để ngăn giữ gia súc, gia cầm từ trong bản ra phá hoại mùa màng và hoa 64 màu - nên xung quanh bản thường được bao bọc một lớp rào bằng tre, nứa, gỗ. khá chắc chắn. Nhà cửa trong bản không xây cất theo hàng lôl mà theo thế đất một cách tùy tiện. Nhưng các nhà lại thường được xếp theo một chiều và đều hướng ra khoảng không phong quang trước mặt. Sô" hộ và số nhân khẩu trong mỗi bản nhiều hay ít có sự khác nhau. Nơi đất rộng, địa hình bằng phang, có những bồn địa lớn hay những nơi gần thị trấn, chợ búa thì số hộ đông hơn và ngược lại. Mỗi bản trước đây thường trung bình có 15-20 nóc nhà, nhưng cũng có bản tới 50-60 nóc nhà. Và đôi khi một địa điểm chỉ hiện hữu vài gia đình cư trú cũng vẫn được coi là một bản. Các bản của người Nùng trước đây thường chỉ thuần túy có một tộc người cư trú, nhiều bản chỉ riêng một nhóm Nùng quần tụ. v ề sau, do sự phát triển của dân số trong vùng và do có sự chuyển cư của các tộc người khác đến, nên đã rất nhiều bản có tới 2-3 thành phần tộc người cùng sinh sông. Trong đó phổ biến nhất là tộc người Nùng và Tày cùng cư trú trong một bản hoặc trong những làng bản .
đang nạp các trang xem trước