tailieunhanh - Nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Có thể nói rằng kỹ năng mềm ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đối với sinh viên, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên cần phải nâng cao kỹ năng mềm cho bản thân mình. Tuy nhiên không phải tất cả các em đều ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này và chủ động rèn luyện để nâng cao kỹ năng mềm cho mình. | Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163 NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Phạm Thị Hồng*, Nguyễn Bích Ngọc,Phạm Quang Tùng Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Có thể nói rằng kỹ năng mềm ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đối với sinh viên, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên cần phải nâng cao kỹ năng mềm cho bản thân mình. Tuy nhiên không phải tất cả các em đều ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này và chủ động rèn luyện để nâng cao kỹ năng mềm cho mình. Để đánh giá được thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn, điều tra 260 sinh viên các khóa gồm k7, k8, k9, k10 của trường trong năm 2013, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên, giúp các em có thể sớm tiếp cận với môi trường làm việc mới một cách hiệu quả nhất. Từ khóa: sinh viên, kỹ năng mềm, thực trạng, nguyên nhân tác động, giải pháp, ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh MỞ ĐẦU* Theo Kruchetxki thì “kỹ năng là thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những thủ thuật, những phương thức đúng đắn” [1;88]. Ông cho rằng: chỉ cần nắm vững phương thức hành động là con người đã có kỹ năng, không cần xem xét đến kết quả của hành động. Còn trong Trong Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên định nghĩa: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [2; 132]. Kỹ năng được chia thành hai nhóm: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới là những vấn đề thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến
đang nạp các trang xem trước