tailieunhanh - Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng Thái Nguyên
Bài viết đã tập trung làm rõ thực trạng hoạt động dạy học cũng như quản lý hoạt động dạy học. Qua số liệu khảo sát đã có đánh giá thực tế, đưa ra được những thuận lợi, khó khăn, của công tác quản lí hoạt động dạy học tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, đã đề xuất 6 biện pháp cụ thể để quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên. Ở mỗi biện pháp đều có mối tương tác, liên hệ và hỗ trợ lẫn nhau. | Trần Hoàng Tinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 87 - 92 THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG THÁI NGUYÊN Trần Hoàng Tinh* Trung tâm Giáo dục quốc phòng - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Quản lý hoạt động dạy học luôn là hoạt động quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đối với công tác nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo. Vì vậy, nâng cao hiệu quả và đổi mới quản lý hoạt động dạy học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên trở nên cần thiết trong xu hướng phát triển hiện nay. Bài viết đã tập trung làm rõ thực trạng hoạt động dạy học cũng như quản lý hoạt động dạy học. Qua số liệu khảo sát đã có đánh giá thực tế, đưa ra được những thuận lợi, khó khăn, của công tác quản lí hoạt động dạy học tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, đã đề xuất 6 biện pháp cụ thể để quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên. Ở mỗi biện pháp đều có mối tương tác, liên hệ và hỗ trợ lẫn nhau. Từ khóa: Giáo dục quốc phòng, trung tâm, quản lý, hoạt động dạy học. ĐẶT VẤN ĐỀ* Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học [2]. Trong đó nâng cao hiệu quả và đổi mới quản lý giáo dục là nhiệm vụ có tính cấp bách của nền giáo dục nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là giải pháp có tính chiến lược được Đảng và Nhà nước cùng đông đảo mọi tầng lớp nhân dân quan tâm. Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP, AN) cho .
đang nạp các trang xem trước