tailieunhanh - Môi trường trường học học phổ thông an toàn về tâm lý

Bài báo đã đề cập tới các khái niệm và những vấn đề cơ bản như: môi trường giáo dục, an toàn tâm lý, những đặc điểm của môi trường trường học an toàn về tâm lý, bạo lực học đường và hậu quả của nó, tình trạng bạo lực học đường trong nhà trường Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp và chỉ rõ vai trò của từng chủ thể trong việc xây dựng môi trường trường học an toàn về tâm lý. | Phí Thị Hiếu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 45 - 48 MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC HỌC PHỔ THÔNG AN TOÀN VỀ TÂM LÝ Phí Thị Hiếu* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo đã đề cập tới các khái niệm và những vấn đề cơ bản như: môi trường giáo dục, an toàn tâm lý, những đặc điểm của môi trường trường học an toàn về tâm lý, bạo lực học đường và hậu quả của nó, tình trạng bạo lực học đường trong nhà trường Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp và chỉ rõ vai trò của từng chủ thể trong việc xây dựng môi trường trường học an toàn về tâm lý. Từ khoá: môi trường giáo dục, an toàn về tâm lý, bạo lực học đường, trường học, phát triển MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN* Sự phát triển của xã hội hiện đại làm tăng lên những yêu cầu đối với cá nhân và sự tinh thông nghề nghiệp của họ. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng trở nên bức thiết. Việc giải quyết vấn đề này liên quan tới hàng loạt khía cạnh: với việc mô hình hoá nội dung giáo dục, tối ưu hoá các cách thức, kỹ thuật tổ chức quá trình giáo dục, với việc tư duy lại mục đích và kết quả của giáo dục. Tất cả những điều đó, một mặt dẫn tới sự thay đổi môi trường giáo dục, mặt khác, làm tăng thêm yêu cầu đối với những người tham gia vào quá trình giáo dục và với đặc thù của mối quan hệ tác động liên nhân cách của họ. Môi trường giáo dục là toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần mà trong đó con người được giáo dục đang sống, lao động và học tập được sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của họ phù hợp với mục đích giáo dục đã định. Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành môi trường xã hội (môi trường gia đình, môi trường nhà trường ) và môi trường tự nhiên. Đối với lứa tuổi nhỏ, môi trường gia đình và môi trường nhà trường có tác động trực tiếp trong quá trình hình thành nhân cách. Các môi trường này tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, do đó cần được tổ chức theo một cơ chế hợp lý nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đến quá trình hình

TỪ KHÓA LIÊN QUAN