tailieunhanh - Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam
Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam đã được coi là giải pháp quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về việc làm trước mắt cho một bộ phận nguồn nhân lực trong nước, vì mục tiêu xã hội: Xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp. Không chỉ mang lại một nguồn thu nhập cho người lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước mà hoạt động xuất khẩu lao động còn là công cụ để tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ tiên tiến nước ngoài, thông qua đó đào tạo một đội ngũ lao động có chất lượng cao về chuyên môn, ngoại ngữ và tác phong lao động công nghiệp, mang tính chiến lược trong quá trình phát triển & hội nhập kinh tế thế giới,. | Phạm Thị Ngọc Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 97 - 101 PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM Phạm Thị Ngọc Vân* Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam đã được coi là giải pháp quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về việc làm trước mắt cho một bộ phận nguồn nhân lực trong nước, vì mục tiêu xã hội: Xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp. Không chỉ mang lại một nguồn thu nhập cho người lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước mà hoạt động xuất khẩu lao động còn là công cụ để tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ tiên tiến nước ngoài, thông qua đó đào tạo một đội ngũ lao động có chất lượng cao về chuyên môn, ngoại ngữ và tác phong lao động công nghiệp, mang tính chiến lược trong quá trình phát triển & hội nhập kinh tế thế giới,. Từ khóa: Lao động, Xuất khẩu lao động, Nguồn lao động, Việt Nam THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM* Về số lượng Xuất khẩu lao động Việt Nam là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động này bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa. Từ khi cơ chế thay đổi năm 1991, hoạt động xuất khẩu lao động phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Bước sang thế kỷ 21, có sự tăng đột biến lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài, nhiều nhất tại ba thị trường Đài Loan, Malaysia và Hàn Quốc. Tính đến 2011, Việt Nam có khoảng lao động làm việc tại nước ngoài, trong đó tại Đài Loan, giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan. Hiện nay Việt Nam đã đưa lao động làm việc trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 30 nhóm ngành khác nhau, thu nhập hàng năm của người lao động khoảng 1,7-2 tỷ USD, trong đó 2 thị trường được đánh giá là kỳ vọng nhất sử dụng chủ yếu lao động công nghiệp là Hàn Quốc hàng .
đang nạp các trang xem trước