tailieunhanh - Đề khảo sát kiến thức THPT môn Lịch sử năm 2018-2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 108

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo Đề khảo sát kiến thức THPT môn Lịch sử năm 2018-2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 108 để tích lũy kinh nghiệm giải đề các em nhé! | SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 1 NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề: 108 Câu 1: Điểm khác biệt cơ bản về tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai so với Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. chính nghĩa thuộc về Liên Xô và các lực lượng hòa bình dân chủ. B. phi nghĩa đối với tất cả các bên tham gia chiến tranh. C. chính nghĩa thuộc về tất cả các bên tham gia chiến tranh. D. phi nghĩa thuộc về Liên Xô và các nước Đông Âu. Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập A. vị trí bá chủ của Mĩ. B. trật tự thế giới đa cực. C. cục diện hai cực, hai phe. D. trật tự thế giới đơn cực. Câu 3: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị năm 1930 của Đảng Cộng Sản Việt Nam là gì? A. Độc lập và tự do. B. Tự do và dân chủ. C. Ruộng đất cho dân cày. D. Độc lập và tự chủ. Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thất bại của Phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX? A. Sử dụng phương pháp đấu tranh vũ trang. B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. C. Chưa thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. D. Lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ. Câu 5: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tổ chức Liên hợp quốc? A. Hội đồng Bảo An là cơ quan trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới là mục tiêu hàng đầu của Liên hợp quốc. C. Nhật Bản là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. D. Nga là quốc gia kế tục Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Câu 6: Nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do các nước này A. áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. B. có tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. lợi dụng chiến tranh để làm giàu. D. hợp tác có hiệu quả trong các tổ chức liên kết khu vực. Câu 7: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nhận xét về .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN