tailieunhanh - Đề khảo sát kiến thức THPT môn GDCD lớp 12 năm 2018-2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 110

Đề khảo sát kiến thức THPT môn GDCD lớp 12 năm 2018-2019 lần 1 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 110 giúp cho các em học sinh củng cố được các kiến thức thông qua việc giải những bài tập trong đề thi. Mời các em cùng tham khảo nhé. | SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 1 NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: GDCD - LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) Mã đề 110 Câu 81: Hành vi nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh M và anh L kí kết hợp đồng tiêu thụ hàng hóa. B. Doanh nghiệp Y nộp thuế đúng quy định của pháp luật. C. Anh M nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp. D. Anh H và anh K kí kết hợp đồng lao động. Câu 82: Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật A. cho phép làm. B. khuyến khích làm. C. quy định phải làm. D. bắt buộc làm. Câu 83: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần kinh tế nhà nước? A. Quỹ dự trữ quốc gia. B. Hợp tác xã vận chuyển. C. Doanh nghiệp nhà nước. D. Quỹ bảo hiểm nhà nước. Câu 84: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa A. quy tắc chuẩn mực xã hội. B. hương ước, quy ước. C. nội quy, điều lệ. D. quy phạm pháp luật. Câu 85: Việc giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác là A. nguyên nhân của cạnh tranh. B. mặt tiêu cực của cạnh tranh. C. mục đích của cạnh tranh. D. quy luật của cạnh tranh. Câu 86: Công dân vi phạm nội dung bình đẳng trong kinh doanh khi thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Tự do liên doanh, kí kết hợp đồng. B. Chủ động tìm kiếm thị trường. C. Cạnh tranh không lành mạnh. D. Bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử. Câu 87: Sự xuất hiện của hiện đại hóa gắn liền với sự ra đời của lao động dựa trên công cụ A. cơ khí hóa. B. thủ công. C. tiên tiến. D. tự động hóa. Câu 88: Hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm đến quy tắc quản lí nhà nước là vi phạm A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỉ luật. Câu 89: Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo A. quy định của pháp luật. B. tín ngưỡng cá nhân. C. quan niệm đạo đức. D. phong tục tập quán. Câu 90: Các dân tộc ở Việt Nam có quyền dùng tiếng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN