tailieunhanh - Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu

Mục tiêu nghiên cứu của "Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu" là tìm hiểu thực trạng quản lý bảo vệ rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ Động Châu. Mời các bạn tham khảo! | PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước nhiệt đới với gần 3/4 diện tích là đồi núi theo kết quả thống kê, tài nguyên rừng đang bị suy giảm nhanh chóng, hàng năm rừng nước ta mất khoảng 2000 – . Nhiều động thực vật đang có nguy cơ bị tiêu diệt, hệ sinh thái rừng ngày càng bị suy thái. Đặc điểm của người dân sống gần rừng thường có nhiều hộ nghèo, hệ thống kênh tác chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng và thiên nhiên. Theo tài liệu mà Maurand công bố trong công trình “Lâm nghiệp Đông Dương” thì năm 1943 rừng nước ta vẫn còn khoảng 14,3 triệu ha, che phủ 43,7% diện tích lãnh thổ. Vào thời kì đó độ che phủ ở Bắc Bộ vào khoảng 68%, ở Trung Bộ khoảng 44% và ở Nam Bộ vào khoảng 13%. Trước năm 1945, rừng nguyên sinh ở Việt Nam bị phá hoại rất nhiều và chỉ còn lại ở những nơi xa xôi, hiểm trở, nhưng do khả năng phục hồi của rừng rất cao nên những khu rừng già có trữ lượng cao (từ 250m3 - 300m3), vẫn còn khá phổ biến ở nhiều vùng núi Việt Nam. Quá trình mất rừng xảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm 1990, đặc biệt từ năm 1980 1995 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh. Sự suy giảm tài nguyên rừng không những làm giảm tính đa dạng sinh học, mất đi nguồn gen sinh vật quý và những giá trị văn hóa tồn tại trong nó mà còn làm xuất hiện hàng hoạt các hiện tượng biến đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn. Chúng ta chỉ có duy nhất một trái đất này, đó là mái nhà duy nhất để sinh sống, mảnh vườn duy nhất để trồng cây, một bầu dưỡng khí duy nhất để thở những thứ mà chúng ta chẳng thể có được đến hai lần. Vậy chúng ta cần phải bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta khỏi những đe dọa của thiên nhiên. (Phùng Ngọc Lan, 1997). Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trang rừng ở nước ta bị suy giảm lại chính là do con người. Trong những năm gần đây cùng với tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số của nhiều nước trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam đã dẫn đến nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản khác ngày càng nhiều cộng với nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, công nghiệp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.