tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Đánh giá tác động của mô hình tăng cường phát hiện sớm khuyết tật đối với các bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2016
Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm mô tả thực trạng phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ dưới 6 tuổi tại huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội; đánh giá hiệu quả của can thiệp tăng cường phát hiện sớm khuyết tật lên sự thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành phát hiện sớm khuyết tật của các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi. Đồng thời, luận án bước đầu đánh giá sự thay đổi tuổi phát hiện khuyết tật ở trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi sau can thiệp. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN HỮU CHÚT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH TĂNG CƢỜNG PHÁT HIỆN SỚM KHUYẾT TẬT ĐỐI VỚI CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƢỚI 6 TUỔI TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC – THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 Chuyên ngành Y tế công cộng Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH Hà Nội - 2017 Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Y tế công cộng Người hướng dẫn khoa học 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thủy 2. TS. Nguyễn Xuân Trƣờng Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Hương Giang Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Việt Cường Phản biện 3: PGS. TS. Trần văn Chương Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sỹ cấp Trường tại Trường Đại học Y Tế Công Cộng vào hồi 9 giờ 00 phút, ngày 21 tháng 09 năm 2017. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện trường Đại học Y tế công cộng 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thời thơ ấu của trẻ em là giai đoạn quan trọng của tăng trưởng và phát triển bởi vì những trải nghiệm trong thời kỳ này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống sau này của một cá nhân. Đối với trẻ khuyết tật (TKT) thì việc phát hiện sớm (PHS) và can thiệp sớm (CTS) trong thời kỳ này rất quan trọng vì nó giúp cho TKT phát huy tối đa tiềm năng của mình và tạo cơ hội cho TKT hòa nhập xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. PHS một dạng khuyết tật đóng vai trò quan trọng không những trong việc thiết lập một chương trình CTS mà còn quyết định sự thành công của chương trình CTS cho dạng khuyết tật đó. Tuy nhiên có đến một nửa TKT không được xác định trước khi đi học. Điều này đã làm trẻ mất đi cơ hội được CTS và làm cho chí phí của xã hội tăng lên trong quá trình can thiệp sau này. Theo Shonkoff thì nếu TKT được phát hiện và được can thiệp trước khi học mẫu giáo thì có thể tiết kiệm cho xã hội từ $ đến $/ mỗi TKT. Ở những quốc gia phát triển, hoạt động phát hiện sớm khuyết tật (PHSKT) ở trẻ em là một phần cơ bản trong hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ em. Hoạt .
đang nạp các trang xem trước