tailieunhanh - Giáo trình Điều khiển hệ thống khí nén – thủy lực - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên

(NB) Giáo trình Điều khiển hệ thống khí nén – thủy lực có kết cấu nội dung gồm 5 chương, nội dung tài liệu gồm có: Tổng quan về hệ thống khí nén, các phần tử của hệ thống khí nén, công nghệ điều khiển bằng khí nén, công nghệ điều khiển bằng điện – khí nén,. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ ---------------*****---------------- GIÁO TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN – THỦY LỰC (Lưu hành nội bộ) Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư Ths. Nguyễn Phúc Đáo Hưng yên, tháng 09 năm 2013 KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC MỞ ĐẦU Những năm sau khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, do sự tất yếu của quá trình tự động hóa trong sản xuất, kỹ thuật điều khiển bằng khí nén được phát triển rộng rãi và đa dạng hơn. Hệ thống điều khiển bằng khí nén thường được sử dụng trong các lĩnh vực có nguy cơ xảy ra các nguy hiểm cao do điều kiện vệ sinh môi trường khá tốt và tính an toàn cao. Hệ thống điều khiển bằng khí nén thường được sử dụng trong các lĩnh vực như: các thiết bị phun sơn, các loại đồ gá kẹp chi tiết, lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện tử hay trong các thiết bị vận chuyển và kiểm tra. Ứng dụng trong các dụng cụ, máy va đập trong lĩnh vực khai thác than, khai thác đá hoặc trong công trình xây dựng. Truyền động quay với công suất lớn bằng khí nén giá thành rất cao, cao hơn từ 10 đến 15 lần so với động cơ điện. Nhưng ngược lại, thể tích và năng lượng chỉ bằng 2/3 như những dụng cụ vặn vít, máy khoan, máy mài là những dụng cụ có khả năng sử dụng truyền động bằng khí nén. Để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhóm tác giả trong Bộ môn Điều khiển & Tự động hóa, Khoa Điện – Điện tử, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng yên đã tiến hành biên soạn giáo trình Điều khiển hệ thống khí nén – thủy lực cho sinh viên ngành Điện – Điện tử. Nội dung giáo trình liên quan đến hai lĩnh vực điều khiển lớn: Điều khiển bằng khí nén và điều khiển thủy lực. Giúp cho sinh viên có được sự so sánh giữa hai kỹ thuật điều khiển, từ đó rút ra được những ưu nhược và điểm giữa hai kỹ thuật điều khiển này. Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm tác giả sẽ không tránh khỏi những sai sót, mong được sự đóng góp để lần biên soạn sau được hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin được liên hệ theo địa chỉ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN