tailieunhanh - Bài giảng Kỹ thuật đo lường cảm biến - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên

(NB) Bài giảng Kỹ thuật đo lường cảm biến có kết cấu nội dung gồm 11 chương, nội dung tài liệu gồm có: Khái niệm về đo lường – các cơ cấu chỉ thị đo lường, đo dòng điện, đo điện áp, đo các thông số mạch điện, đo công suất và điện năng,. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG CẢM BIẾN 1 BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG CẢM BIẾN PHẦN 1: KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ ĐO LƯỜNG – CÁC CƠ CẤU CHỈ THỊ ĐO LƯỜNG . Lý luận chung về đo lường Định nghĩa và phân loại phép đo a. Định nghĩa Định nghĩa đo lường rất quan trọng vì nó thể hiện quan điểm đối với kỹ thuật đo lường. Nó là tiền đề cơ bản cho mọi lý luận về thiết bị đo và hệ thống thông tin đo lường. Do đó ta có thể thống nhất về định nghĩa đo lường như sau: Đo lường là một quá trình đánh giá định lượng đại lượng cần đo để có kết quả bằng số so với đơn vị đo. Khái niệm về đánh giá định lượng ở đây có thể hiểu rất hẹp như phép đo biến đổi thẳng nhưng cũng có thể hiểu là quá trình thu thập và biến đổi tin tức hoặc quá trình ước lượng và đánh giá ước lượng của các quá trình ngẫu nhiên, kết quả đánh giá là một con số so với đơn vị thể hiện quá trình lượng tử hoá và mã hoá ra kết quả bằng số và một phép so với đơn vị. Với định nghĩa trên thì đo lường là một quá trình thể hiện ba thao tác chính là: - Biến đổi tín hiệu và tin tức - So sánh với đơn vị đo hay so sánh với mẫu trong quá trình đo lường - Chuyển đơn vị, mã hoá để có kết quả bằng số so với đơn vị Vậy quá trình đo có thể viết dưới dạng: Ax = X/Xo Trong đó: Ax : Là kết quả của đại lượng cần đo X : Đại lượng cần đo Xo : Đơn vị đo Ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các phương pháp để đo các đại lượng khác nhau, nghiên cứu về mẫu và đơn vị đo gọi là đo lường học Ngành kỹ thuật chuyên nghiên cứu và áo dụng các thành quả của đo lường học vào phục vụ sản xuất và đời sống gọi là kỹ thuật đo lường Để thực hiện quá trình đo lường ta phải biết chọn cách đo khác nhau phụ thuộc vào đối tượng đo, điều kiện đo và độ chính xác yêu cầu của phép đo b. Phân loại phép đo Để thực hiện một phép đo người ta có thể thực hiện nhiều cách khác nhau. Ta có thể phân ra như sau: a. Đo trực tiếp: là cách đo mà kết quả nhận được từ một phép .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.