tailieunhanh - Bài giảng Hệ thống điện thủy lực và xe máy chuyên dùng - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên (ĐH)
(NB) Bài giảng Hệ thống điện thủy lực và xe máy chuyên dùng của ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên (ĐH) có nội dung giới thiệu về: Các dạng truyền động trên xe chuyên dùng, hệ thống truyền động thủy lực trên xe chuyên dụng, hệ thống truyền động điện trên xe chuyên dụng. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: HỆ THỐNG ĐIỆN THỦY LỰC VÀ XE MÁY CHUYÊN DÙNG SỐ TÍN CHỈ: 02 LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ Hưng Yên - 2015 Bài giảng môn: Hệ thống điện-thủy lực của xe và máy chuyên dụng Chương 1: Giới thiệu chung . Các dạng truyền động trên xe chuyên dùng . Khái niệm truyền động Hệ thống truyền động (gọi tắt là truyền động) dùng để truyền chuyển động (công suất) từ động cơ tới các cơ cấu và các bộ phận công tác. Trong quá trình truyền chuyển động cho phép biến đổi tốc độ, lực, mô men, đôi khi biến đổi cả dạng và quy luật chuyển động. Trong xe chuyên dụng phải có bộ truyền động bởi vì tốc độ cần thiết của các bộ phận công tác nói chung là khác tốc độ hợp lý của các động cơ tiêu chuẩn (thường thấp hơn tốc độ động cơ, nếu chế tạo động cơ có tốc độ thấp, mô men xoắn lớn thì kích thước lớn và giá rất đắt); đôi khi cần truyền chuyển động từ một động cơ đến nhiều cơ cấu làm việc với các tốc độ khác nhau; động cơ thực hiện chuyển động quay đều nhưng bộ phận công tác cần chuyển động tịnh tiến hoặc chuyển động với tốc độ thay đổi theo một quy luật nào đó và vì điều kiện sử dụng, an toàn lao động hoặc vì kích thước của máy. Các thông số đặc trưng của bộ truyền: Một bộ truyền chung thường có các thông số đặc trưng như: + Công suất trục dẫn N1 và trục bị dẫn N2, KW. (Công suất là công thực hiện được trên một đơn vị thời gian). + Hiệu suất: η = N 2/ N1 ( hiệu suất được xác định bằng tỉ số giữa công suất ở trục đầu ra với công suất ở trục đầu vào của bộ truyền, đây chính là công có ích trên công toàn phần, nó nói lên mức độ hao tổn năng lượng trong bộ truyền). + Tỉ số truyền: i =n1/n2 Đây là thông số đặc trưng nhất của bộ truyền nói chung và bộ truyền cơ khí nói riêng. Tỉ số truyền được xác định bằng tỉ số giữa tốc độ (số vòng quay) ở trục đầu vào với tốc độ (số vòng quay) ở trục đầu ra. Thông số này nói lên khả năng giảm tốc hoặc tăng tốc của bộ truyền. Trong .
đang nạp các trang xem trước