tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phân tích và dự báo lạm phát cơ bản của Việt Nam bằng các mô hình kinh tế lượng

Nội dung luận án có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp xây dựng lạm phát cơ bản cho Việt Nam. Chương 2: Thực trạng lạm phát cơ bản và biến số kinh tế vĩ mô tại Việt Nam giai đoạn 2000-2015. Chương 3: Xây dựng các mô hình phân tích và dự báo lạm phát cơ bản ở Việt Nam. | PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và có ảnh hưởng sâu rộng đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Thông thường, các chính sách vĩ mô của một nền kinh tế sẽ được thực hiện xoay quanh lạm phát mục tiêu của nền kinh tế. Việc nghiên cứu lạm phát để có được những cái nhìn khái quát nhất về lạm phát có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện cũng như lựa chọn chính sách điều hành giúp có được nền kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển bền vững. Do đó, việc phân tích được nguyên nhân và dự báo lạm phát giúp các cơ quan điều hành chính sách đưa ra các chính sách phù hợp để bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Việt Nam bắt đầu quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường từ năm 1986. Mục đích của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI là để ổn định nền kinh tế, kích thích xuất khẩu và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong những năm vừa qua, các chính sách của chính phủ Việt Nam luôn ưu tiên mục tiêu kiểm soát chặt chẽ giá cả hàng hóa và tiền lương nhưng chính phủ không đảm bảo được sự ổn định của giá cả. Những năm đầu của giai đoạn 1996-2000, tăng trưởng kinh tế đạt trên 9% (9,5% và 9,3% lần lượt vào các năm 1995 và 1996) và đây là những dấu mốc quan trọng cho thời kỳ kinh tế mới. Trong giai đoạn 2000-2007, hàng năm, tỷ lệ lạm phát là khá thấp với mức trung bình 5,5% mỗi năm. Trong khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 7% mỗi năm. Đây cũng là giai đoạn quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới được đánh dấu bằng cột mốc Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11 năm 2007. Điều này thể hiện quan điểm mở trong hoạt động kinh tế của nền kinh tế Việt Nam đối với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, sự mở cửa sâu rộng của nền kinh tế cũng sẽ có những hạn chế nhất định và cũng có những ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế thế giới tới nền kinh tế Việt Nam. Những ảnh hưởng tiêu cực

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN