tailieunhanh - Tiểu luận: So sánh bộ máy nhà nước theo Hiến Pháp 1946 và Hiến Pháp 1959

Bài tiểu luận này có 7 phần được trình bày như sau: Hoàn cảnh ra đời của bộ máy nhà nước (BMNN); Các cấp hành chính của BMNN theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959; Hệ thống các cơ quan thành lập của BMNN theo Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959; Điểm khác biệt nữa trong BMNN theo Hiến pháp 1946 so với Hiến pháp 1959 là về nguyên thủ quốc gia; Con đường hình thành hệ thống các cơ quan quyền lực; Nguyên tắc tổ chức và hoạt động; | Như vậy có thể thẩy rằng, trong Hiến pháp năm 1959, Hội đồng Chính phủ lần đầu tiên được xác định là cơ quan chấp hành của Quốc hội, và cũng là cơ quan Hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Đây là điểm mới so với Hiến pháp năm 1946, cho thấy bắt đầu từ đây tư tưởng tập quyền xã hội chủ nghĩa đã được thể chế hoá trong pháp luật nước ta. Nếu như ở Hiến pháp năm 1946, tổ chức Bộ máy Nhà nước có những nét giống với chính thể Cộng hoà lưỡng tính, giống với nguyên tắc phân quyền trong bộ máy Nhà nước của các nước tư sản khi thể hiện sự phân công các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách tương đối rõ ràng và độc lập, đặc biệt là Chính phủ có vị trí tương đối độc lập và đối trọng với Nghị viện nhân dân, thì đến Hiến pháp 1959, nguyên tắc tập quyền lại được thể hiện rõ. Các cơ quan đại diện của nhân dân được tăng cường về quyền lực (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), Hội đồng Chính phủ và Uỷ ban hành chính các cấp đóng vai trò là cơ quan chấp hành của các cơ quan đại diện của nhân dân.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.