tailieunhanh - Điều kiện môi trường và quần xã vi khuẩn trong dịch nhầy san hô ven đảo Cát Bà và Long Châu, Việt Nam

Điều kiện môi trường nước trong nghiên cứu này chưa thấy được sự khác biệt về khả năng gây bệnh san hô của vi khuẩn. Kết quả này là cơ sở khoa học ban đầu giúp cho việc định hướng và thiết lập các nghiên cứu tiếp theo được hiệu quả hơn, xác thực hơn và cô đọng hơn trong đánh giá khả năng gây bệnh san hô ở các vùng có điều kiện môi trường khác nhau. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 3; 2014: 255-264 DOI: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ QUẦN XÃ VI KHUẨN TRONG DỊCH NHẦY SAN HÔ VEN ĐẢO CÁT BÀ VÀ LONG CHÂU, VIỆT NAM Phạm Thế Thư1*, Nguyễn Đăng Ngải1, Bùi Thị Việt Hà2 1 Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội * Email: thupt@ Ngày nhận bài: 28-5-2014 TÓM TẮT: Hệ sinh thái rạn san hô đã và đang bị suy giảm mạnh mẽ, trong đó, dịch bệnh cũng là một trong những nguyên nhân đang gây ảnh hưởng đến rạn san hô trên toàn thế giới. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh san hô hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nên việc tìm hiểu về tác nhân và cơ chế gây bệnh, trong đó có vi sinh vật là rất quan trọng. Xác định sự tác động của điều kiện môi trường tới quần xã vi khuẩn trên san hô cũng là một trong những bước tìm hiểu điều kiện phát sinh bệnh san hô. Do vậy, dịch nhầy từ 12 loài san hô phân bố ở hai khu vực có sự khác biệt rõ rệt về điều kiện lý hóa môi trường (Cát Bà và Long Châu) đã được nghiên cứu. Các phương pháp nhuộm phân tử, đo dòng tế bào, đĩa sinh thái và điện di biến tính đã được sử dụng. Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy rằng, đặc điểm của quần xã vi khuẩn (mật độ tế bào, tỉ lệ nhóm hình thái tế bào, mật độ nhóm vi khuẩn dị dưỡng và Vibrio) trong dịch nhầy san hô giữa khu vực Cát Bà và Long Châu chưa thấy sự khác biệt, nhưng hoạt động chức năng của chúng (hô hấp, hấp thụ chất hữu cơ) thì có tiềm năng bị tác động bởi điều kiện môi trường của hai vùng. Điều kiện môi trường nước trong nghiên cứu này chưa thấy được sự khác biệt về khả năng gây bệnh san hô của vi khuẩn. Kết quả này là cơ sở khoa học ban đầu giúp cho việc định hướng và thiết lập các nghiên cứu tiếp theo được hiệu quả hơn, xác thực hơn và cô đọng hơn trong đánh giá khả năng gây bệnh san hô ở các vùng có điều kiện môi trường khác nhau. Từ khóa: San hô, chất nhầy, vi khuẩn, vi rút,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN