tailieunhanh - Khoa học công nghệ biển Việt Nam - Thực trạng và yêu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập
Để có được hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, Việt Nam cũng cần xây dựng được một nền tảng vững chắc về tiềm lực và chính sách khoa học công nghệ biển với các giải pháp phù hợp như: xây dựng định hướng chiến lược đúng đắn; thực hiện các chính sách ưu tiên; xây dựng tiềm lực con người và thiết bị; đẩy mạnh các hướng nghiên cứu trọng điểm và ưu tiên; tăng cường và đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế; tăng cường thông tin, công bố và xuất bản. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 3; 2014: 195-203 DOI: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ BIỂN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Trần Đức Thạnh1*, Bùi Công Quế2, Trần Đình Lân1 1 Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Viện Vật lý Địa cầu-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * E-mail: thanhtd@ Ngày nhận bài: 17-5-2014 TÓM TẮT: Những năm qua, hoạt động khoa học công nghệ biển ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng và đã có những đóng góp đáng ghi nhận cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Tuy nhiên, những kết quả này còn nhiều hạn chế do mỏng về lực lượng, hạn chế về trình độ cán bộ, trang thiết bị khảo sát và nghiên cứu nghèo nàn và lạc hậu, chiến lược phát triển còn lúng túng; đầu tư thấp và quản lý còn nhiều bất cập. Trong thời kì hội nhập, hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ biển là yêu cầu cấp thiết không chỉ về lợi ích về khoa học và kinh tế, mà còn góp phần tích cực bảo vệ và khẳng định chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển. Để có được hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, Việt Nam cũng cần xây dựng được một nền tảng vững chắc về tiềm lực và chính sách khoa học công nghệ biển với các giải pháp phù hợp như: xây dựng định hướng chiến lược đúng đắn; thực hiện các chính sách ưu tiên; xây dựng tiềm lực con người và thiết bị; đẩy mạnh các hướng nghiên cứu trọng điểm và ưu tiên; tăng cường và đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế; tăng cường thông tin, công bố và xuất bản. Từ khóa: Khoa học công nghệ biển, thực trạng, thời kỳ hội nhập. MỞ ĐẦU Việt Nam có vị trí địa lý kinh tế - chính trị đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Á là nhờ có một vùng lãnh thổ trải dài trên ba nghìn km ở rìa tây Biển Đông, làm chủ một vùng biển rộng trên một triệu km2, gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền,
đang nạp các trang xem trước