tailieunhanh - Chuyên đề 15: Viếng lăng Bác

Bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết năm 1976. Đây là thời điểm miền Nam vừa giải phóng, đất nước thống nhất, công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được hoàn thành. Ước mong được ra Hà Nội, được viếng lăng Bác Hồ của đồng bào miền Nam đã có thể thực hiện. Nhà thơ Viễn Phương cũng là một trong số những đồng bào chiến sĩ từ miền Nam sau giải phóng được ra Hà Nội viếng lăng thiêng liêng ấy. Mời các em cùng tham khảo tài liệu. | CHUYÊN ĐỀ 15: “Viếng lăng Bác” – Viễn Phương. Theo admin Học văn lớp 9 – CH – * Khái quát về tác giả, tác phẩm: - Viễn Phương là nhà thơ trưởng thành trong phong trào văn nghệ giải phóng ở miền Nam. - Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường. - Bài thơ “Viếng lăng Bác” được viết năm 1976. Đây là thời điểm miền Nam vừa giải phóng, đất nước thống nhất, công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được hoàn thành. Ước mong được ra Hà Nội, được viếng lăng Bác Hồ của đồng bào miền Nam đã có thể thực hiện. Nhà thơ Viễn Phương cũng là một trong số những đồng bào chiến sĩ từ miền Nam sau giải phóng được ra Hà Nội viếng lăng thiêng liêng ấy. Dù ra đời muộn, khi đã xuất hiện nhiều bài thơ được coi là đỉnh cao trong mảng sáng tác viết về đề tài lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhưng “Viếng lăng Bác” vẫn được đánh giá là một trong những tác phẩm thành công xuất sắc và nhanh chóng chiếm được cảm tình của người đọc. * Nghệ thuật: Về nghệ thuật, bài thơ có giọng điệu vừa trang trọng, phù hợp với đề tài viết về lãnh tụ lại vừa tha thiết, sâu lắng, phù hợp với chủ đề tư tưởng của tác phẩm (cảm xúc khi được vào lăng viếng Bác). Giọng thơ cũng có sự thay đổi linh hoạt để diễn tả các cung bậc cảm xúc. Khi thì hồi hộp, náo nức(trên đường vào lăng viếng Bác); khi thì tự hào, thành kính (đứng trước lăng);khi thì nghẹn ngào đau xót (vào trong lăng); có lúc lại xúc động thiết tha(nghĩ tới cảnh chia xa). Để tạo nên giọng điệu ấy, tác giả đã dùng kết hợp nhiều yếu tố như thể thơ tự do (linh hoạt số chữ trong từng câu), gieo vần không cố định (có khi liền, có khi cách), nhịp thơ biến đổi (lúc nhanh lúc chậm, lúc dàn trải, lúc dồn dập) Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng một hệ thống hình ảnh đặc sắc,kết hợp một cách hài hòa giữa những hình ảnh thực (hàng tre xanh quanh lăng,mặt trời đi qua trên lăng, dòng người vào lăng) với những hình ảnh có nghĩa ẩn dụ, tượng trưng mang tính khái quát ( mặt trời trong lăng,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.