tailieunhanh - Chuyên đề 14: Mùa xuân nho nhỏ
“Mùa xuân nho nhỏ” là sáng tác cuối cùng của Thanh Hải, được viết trước khi ông qua đời (năm 1980), ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ trước mùa xuân thiên nhiên, trước cuộc đời và lời tâm niệm về khát vọng cống hiến của nhà thơ. Chính hoàn cảnh ra đời ấy đã góp phần làm tăng thêm ý nghĩa của bài thơ. Mời các em cùng tham khảo tài liệu. | CHUYÊN ĐỀ 14: “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải. Theo admin Học văn lớp 9 – CH - * Khái quát về tác giả, tác phẩm: - Thanh Hải là một nhà thơ cách mạng. - Trong hai cuộc kháng chiến kể cả những thời kì đen tối nhất, ông đã bám trụ ở quê hương ( vùng Thừa Thiên – Huế ), cất lên tiếng thơ ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi sự hi sinh của nhân dân miền Nam và khẳng định niềm tin vào chiến thắng của cách mạng. Có thể nói cuộc đời ông đã cống hiến trọn vẹn cho đất nước, cho quê hương. - “Thơ ông chân chất,bình dị, đôn hậu và chân thành Đối với nền thơ chống Mĩ của miền Nam,Thanh Hải là một trong những cây bút có nhiều đóng góp”. (Trần Hữu Tá) - “Mùa xuân nho nhỏ” là sáng tác cuối cùng của Thanh Hải, được viết trước khi ông qua đời ( năm 1980 ), ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ trước mùa xuân thiên nhiên, trước cuộc đời và lời tâm niệm về khát vọng cống hiến của nhà thơ. Chính hoàn cảnh ra đời ấy đã góp phần làm tăng thêm ý nghĩa của bài thơ. Đề bài: Cảm nhận bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. bài: Mùa xuân luôn là đề tài bất tận của thi ca nhạc hoạ xưa và nay. Trong kho tàng dân tộc, ta đã biết đến “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử,“Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính, “Một chiều xuân” của Anh Thơ. Và giờ đây ta lại biết thêm “Mùa xuân nho nhỏ” của người con xứ Huế mộng mơ – Thanh Hải. Ra đời vào tháng 11/1980, bài thơ là sáng tác cuối cùng của Thanh Hải, khi ông đang nằm trên giường bệnh, giành giật với tử thần từng giây phút của sự thơ đã ghi lại những cảm xúc và nghĩ suy của ông trước mùa xuân thiên nhiên, trước cuộc đời và lời tâm niệm về khát vọng sống cống hiến của nhà thơ. II. Thân bài: Với Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đáng yêu, tươi thắm;gợi lên trong lòng người đọc nhiều tình cảm rạo rực, tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong thơ Thanh Hải là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân thơ là tiếng lòng yêu mến và gắn bó tha thiết với đất nước, với cuộc đời;thể hiện ước nguyện chân thành của
đang nạp các trang xem trước