tailieunhanh - Ebook Cẩm nang xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - Châu Phi: Phần 1

Cuốn sách Cẩm nang xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam - Châu Phi: Phần 1 nhằm giúp doanh nghiệp tìm hiểu những tiềm năng về thị trường đồng thời tháo gỡ một phần những khó khăn, thách thức khi thâm nhập thị trường này như thiếu thông tin về thị trường, đối tác, khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu Châu Phi thấp, tình trạng lừa đảo, không tôn trọng hợp đồng vẫn diễn ra tại một số nước Tây và Trung Phi . | BỘ CÔNG THƯƠNG VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á CẨM NANG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM - CHÂU PHI NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG Hà Nội - 2013 Mã số: HN 02 ĐH13 2 Lời nói đầu Châu Phi là thị trường lớn, nhiều tiềm năng bao gồm 55 quốc gia, dân số hơn một tỷ người, với diện tích trên 30 triệu km2. Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của Châu Phi ra thế giới đạt 525 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm 2011 và kim ngạch nhập khẩu đạt 453 tỷ USD, tăng 1,6%. Để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác những tiềm năng xuất nhập khẩu của thị trường Châu Phi, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai việc ký kết các hiệp định hợp tác thương mại, công nghiệp với các nước Châu Phi; tổ chức các đoàn nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại; tổ chức hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp, tuyên truyền quảng bá những tiềm năng thế mạnh của thị trường này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Châu Phi đã không ngừng tăng trưởng, từ 210 triệu USD năm 2001 lên 3,47 tỷ USD năm 2012 trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 2,47 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 1 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi đạt 1,35 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 570,6 triệu USD. Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, đầu tư với Châu Phi cũng đã có những bước tiến đáng kể với nhiều thoả thuận, dự án được ký kết, cấp phép và đi vào hoạt động. Điều đó cho thấy Châu Phi thực sự là thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam và chúng ta hoàn toàn có khả năng tiếp tục 3 đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại với lục địa này. Đây là điều đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt và các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cần tìm kiếm các thị trường mới. Bên cạnh những mặt thuận lợi, doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn, thách thức khi thâm nhập thị trường này như thiếu thông tin về thị trường, đối tác, khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu Châu Phi thấp, tình trạng lừa

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.