tailieunhanh - Đồ án: Tổng hợp bề mặt siêu chống thấm (superhydrophobic) và ứng dụng

Đề tài “Tổng Hợp Bề Mặt Siêu Chống Thấm (Superhydrophobic) Và Ứng Dụng” là một dạng nghiên cứu từ hiện tượng tự nhiên. Bắt đầu là những hạt nước trên lá sen, lá môn, trên cánh bướm, cánh gián . đã là nguồn ý tưởng cho các nhà khoa học tìm tòi, giải thích hiện tượng và đưa các sáng kiến ứng dụng trong thực tế. | mà ta có thể quan sát dễ dàng từ các giọt nước trên các loại bề mặt là một lượng dễ đo đạc nhưng cũng là một biến số vĩ mô cực kỳ quan trọng biểu hiện những tương tác giữa các phân tử nước và phân tử của bề mặt chất rắn. Góc tiếp xúc là một biến số cho biết độ ghét/thích nước của bề mặt. Khi góc tiếp xúc nhỏ hơn 90°, ta có bề mặt thích nước, lớn hơn 90° là bề mặt ghét nước (Hình ). Nếu có sự tương thích giữa phân tử nước và phân tử chất rắn ta có bề mặt thích nước, càng tương thích góc tiếp xúc càng nhỏ tiến đến trị số zero. Ngược lại, nếu chúng "ghét" nhau ta sẽ có hiện tượng "đèn nhà ai nấy sáng", các phân tử nước không giao thiệp với anh láng giềng chất rắn; giọt nước sẽ co tròn và góc tiếp xúc trở thành góc tù. Khi góc tiếp xúc lớn hơn 150°, bề mặt trở nên "cực ghét" nước (superhydrophobic). Giọt nước co lại thành hình cầu như ta thường thấy trên chảo rán phủ Teflon, góc tiếp xúc tiến đến 180°. Do diện tích tiếp xúc giữa giọt nước và bề mặt rất nhỏ, sự bám dính không xảy ra, giọt nước di động khi bề mặt bị nghiêng.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN