tailieunhanh - Luận văn: Lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam
Luận văn "Lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam" với những nội dung chính được trình bày như sau: Những nét khái quát về lạm phát, thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây, các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay. | Lạm phát là vấn đề rất nhạy cảm và gây tác động đa chiều đến nền kinh tế – xã hội. Trong lịch sử đã có nhiều quốc gia rơi vào vòng xoáy lạm phát mà hậu quả của nó là kéo theo các cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng chính trị. Nhìn lại lịch sử lạm phát, từ cuối thể kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20; ở nước ta lạm phát diễn ra nghiêm trọng và kéo dài mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng nề của chiến tranh, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài. Vấn đề lạm phát đã để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn nhiều bất cập như thị trường tài chính tiền tệ kém phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các chính sách pháp luật vừa chồng chéo, vừa thiếu đồng bộ thì việc kiến nghị những giải pháp mới, qua sự phân tích thấu đáo luôn là điều cần thiết nhằm kiềm chế tốt lạm phát, tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó, Đảng và nhà nước ta cần đề xuất các biện pháp (chuyển dịch cơ cấu đầu tư, nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư; giảm thâm hụt ngân sách nhà nước; phát triển hệ thống ngân hàng; cải cách khu vực kinh tế nhà nước; hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, cải cách hành chính và nâng cao trình độ nền sản xuất) để giải quyết các vướng mắc về vấn đề lạm phát. chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng của Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần hòa nhập đất nước với cộng đồng quốc tế.
đang nạp các trang xem trước