tailieunhanh - Hiện trạng nguồn giống tôm, cua trong thảm cỏ biển cửa đại - Quảng Nam năm 2009-2010

Kết quả nghiên cứu nguồn giống tôm cua được lấy từ số liệu thực địa vào tháng 4 và tháng 9 năm 2009 của đề tài KC 09-26/06-10. Kết quả cho thấy nguồn giống đáy tôm cua trong thảm cỏ biển Cửa Đại (Quảng Nam) gồm 13 loài với mật độ trung bình là 202 cá thể/100m 2 . Penaeidae và Palaemonidae là các họ phổ biến với trung bình 5 loài/họ. Nguồn giống nổi với 9 đơn vị taxon phân loại với mật độ trung bình đạt 156 cá thể/100m 3 . | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12 (2012). Số 3. Tr 67 - 76 HIỆN TRẠNG NGUỒN GIỐNG TÔM, CUA TRONG THẢM CỎ BIỂN CỬA ĐẠI - QUẢNG NAM NĂM 2009-2010 TRẦN MẠNH HÀ, ĐINH VĂN NHÂN Viện Tài nguyên và Môi trường Biển Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu nguồn giống tôm cua được lấy từ số liệu thực địa vào tháng 4 và tháng 9 năm 2009 của đề tài KC 09-26/06-10. Kết quả cho thấy nguồn giống đáy tôm cua trong thảm cỏ biển Cửa Đại (Quảng Nam) gồm 13 loài với mật độ trung 2 bình là 202 cá thể/100m . Penaeidae và Palaemonidae là các họ phổ biến với trung bình 5 loài/họ. Nguồn giống nổi với 9 đơn vị taxon phân loại với mật độ trung bình đạt 156 cá 3 thể/100m . Các ấu trùng thuộc họ Penaeidae và họ Palaemonidae chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các nhóm nguồn giống nổi với 34%, ấu trùng họ tôm riu và ấu trùng cua (giai đoạn megalop) chỉ chiếm 11% tổng số thành phần loài nguồn giống. I. MỞ ĐẦU Nghiên cứu nguồn giống tôm, cá trong các loại hình thuỷ vực ven bờ đã được chú trọng trong những năm gần đây. Dựa vào sự xuất hiện của thành phần nguồn giống người ta có thể biết được vai trò sinh thái của thuỷ vực với sự tái sản xuất của các đối tượng nguồn lợi trong vùng. Thảm cỏ biển như một chiếc nôi ương ấp, dự trữ tiềm năng nguồn lợi sinh vật cho cả vùng biển ven bờ và đại dương (Moriarty và cs, 1990), ngoài ra nó còn đóng vai trò quan trọng như là nơi chuyển tiếp trong vòng đời của nhóm cá và sinh vật sống kèm giữa hệ sinh thái cỏ biển với các hệ sinh thái khác như san hô và rừng ngập mặn, góp phần tạo ra sự phức tạp trong cấu trúc mạng lưới dinh dưỡng của biển nhiệt đới (Bertness et al, 2001). Cho nên nghiên cứu về thành phần loài và số lượng cá thể của các loài tôm, cá giống sẽ một mặt góp phần đánh giá khả năng dự trữ bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật biển và mặt khác góp phần đánh giá tác động và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bất lợi lên nguồn lợi sinh vật nói chung và nguồn giống sinh vật nói riêng. Thảm cỏ biển là một trong những hệ sinh thái rất đặc trưng và quan trọng của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN