tailieunhanh - Nghiên cứu hình thái, cấu trúc của màng thụ động Cr3+ trên lớp mạ kẽm

Hình thái, cấu trúc, chiều dày, khối lượng và thành phần của màng thụ động Cr3+ trên lớp mạ kẽm với thời gian ngâm khác nhau (10, 20, 40, 50, 60, 70 và 80 s) đã được nghiên cứu. Chiều dày, khối lượng của màng thụ động Cr3+ tăng theo thời gian thụ động. Chiều dày, khối lượng của màng thụ động Cr3+ như một hàm số của thời gian thụ động. Khi thời gian thụ động tăng lên 80 giây chiều dày màng đạt 596 nm và khối lượng màng 17,9 mg/dm2. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ 53 (2) (2015) 221-230 DOI: NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, CẤU TRÚC CỦA MÀNG THỤ ĐỘNG Cr3+ TRÊN LỚP MẠ KẼM Nguyễn Thị Thanh Hương*, Lê Bá Thắng, Trương Thị Nam Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Văn Khương, Lê Đức Bảo Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm KHCNVN, 18 Hoàng Quốc Việt, Q. Cầu Giấy, Hà Nội * Email: huongp1vktnd@ Đến Tòa soạn: 25/5/2014, Chấp nhận đăng: 25/1/2015 TÓM TẮT Hình thái, cấu trúc, chiều dày, khối lượng và thành phần của màng thụ động Cr3+ trên lớp mạ kẽm với thời gian ngâm khác nhau (10, 20, 40, 50, 60, 70 và 80 s) đã được nghiên cứu. Chiều dày, khối lượng của màng thụ động Cr3+ tăng theo thời gian thụ động. Chiều dày, khối lượng của màng thụ động Cr3+ như một hàm số của thời gian thụ động. Khi thời gian thụ động tăng lên 80 giây chiều dày màng đạt 596 nm và khối lượng màng 17,9 mg/dm2. Màng thụ động Cr3+ trên lớp mạ kẽm không xuất hiện các vết nứt gẫy. Dải hấp thụ tại số sóng 508 cm-1 đặc trưng cho dao động của Cr(III)-O. Không xuất hiện số sóng at 960 cm-1 đặc trưng dao động của Cr(VI)-O , chứng tỏ không tồn tại Cr6+ trong màng thụ động Cr3+. Từ khóa: màng thụ động Cr3+; cấu trúc; mạ kẽm. 1. MỞ ĐẦU Lớp mạ kẽm được sử dụng rộng rãi nhất để bảo vệ cho các chi tiết, cấu kiện sắt thép trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Lớp mạ kẽm bị ăn mòn khá nhanh trong không khí ẩm. Để cải thiện khả năng bảo vệ chống ăn mòn của lớp mạ kẽm, nhiều phương pháp xử lí bề mặt khác nhau được sử dụng: thụ động cromat, photphat hoá và các lớp phủ hữu cơ Tuy nhiên, các hợp chất Cr(VI) được phân loại là chất gây ung thư, tại nhiều nước công nghiệp phát triển, người ta đã đưa ra nhiều quy định hạn chế hoặc cấm sử dụng Cr(VI) để thụ động cho lớp mạ kẽm. Năm 2000 và năm 2003, các quyết định 2000/53/EC và 2002/95/CE được Cộng đồng châu Âu ban hành nhằm hạn chế sử dụng màng thụ động chứa ion Cr6+. Theo các quy định này, đến năm 2006, 85% khối lượng xe hơi sẽ được tái chế hoặc được mạ lại và đến tháng 7/2007 ngừng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN